Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ người tiêu dùng

Đầu tư máy móc, thiết bị: Đừng ham của rẻ!

15/09/2011 9:24:35 AM

Tận dụng lợi thế giá rẻ, nhiều loại máy móc thiết bị có nguồn gốc từ Trung Quốc đang được nhập khẩu vào Việt Nam với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên nhược điểm là hàng có tuổi thọ thấp, tiêu hao nhiều năng lượng, công nghệ thấp thường ít tính đến yếu tố môi trường, đặc biệt không cho ra những sản phẩm chất lượng cao.




“Khuyến khích” nhập máy ngoại


Báo cáo phân tích kim ngạch xuất nhập khẩu, nhập siêu với thị trường Trung Quốc của Tổng cục Hải quan, đối tượng nhập khẩu máy móc, thiết bị xuất xứ từ Trung Quốc chủ yếu là các DN trong nước, chiếm 74,7%, DN FDI là 25,3%. Điều đó cho thấy khi nhập khẩu công nghệ, các DN trong nước lại quan tâm nhiều hơn đến máy móc thiết bị từ Trung Quốc, chứ không ưu tiên nhập khẩu từ các nước có công nghệ cao như khối DN FDI. Nhiều chuyên gia lo ngại việc nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường này có thật sự hiệu quả.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy móc, phụ tùng từ thị trường Trung Quốc tăng liên tục trong những năm gần đây. Nếu như 4 tháng đầu năm 2009 kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này trên 1,074 tỷ USD, thì trong bốn tháng đầu năm 2011 nhập khẩu nhóm này nhảy lên 1,595 tỷ USD. Khảo sát thị trường cung cấp các loại máy móc thiết bị trong ngành dệt may, da giày, máy đóng gói, thiết bị điện, máy công cụ... cho thấy hàng Trung Quốc đang chiếm giữ số lượng lớn.

Theo vị giám đốc một Cty cơ khí có trụ sở tại TP.HCM, rất nhiều sản phẩm máy móc, thiết bị mà DN Việt Nam nhập về từ Trung Quốc, các DN cơ khí trong nước đều làm được. Tuy nhiên, chính sách thuế nhập khẩu đối với nhóm hàng này lại rất vô lý. Cụ thể, nhiều dây chuyền, máy móc nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% nên cạnh tranh khá dễ dàng với hàng trong nước như: Máy công cụ, máy sản xuất giấy, máy đóng hộp và nhiều loại máy móc phục vụ sản xuất khác. Trong khi DN cơ khí sản xuất các loại máy này nhập một số linh kiện điện, môtơ và phụ tùng khác để lắp ráp hoàn thiện cỗ máy lại phải chịu thuế nhập khẩu 15 - 20%. Việc đánh thuế như vậy vô tình chia lợi cho máy nhập ngoại nguyên chiếc và đẩy khó cho nhà sản xuất trong nước.

Nguy cơ nhập khẩu thiết bị lạc hậu

Đáng nói là nhiều loại máy cơ mới xuất xứ từ Trung Quốc chỉ được bảo hành trong thời hạn một năm, kèm điều kiện phải trả thêm 20% giá mua máy. Riêng máy chạy điện bên cung cấp không bảo hành. Nếu cắm điện máy chạy bình thường ở cửa hàng, khách hàng mua về cắm điện, dù xảy ra trục trặc, hư hỏng ngay cũng phải chấp nhận thiệt hại.

Chủ một cửa hàng cung cấp máy móc thiết bị, hiện đang tư vấn khách hàng mua một dàn máy cho khoảng 10 công nhân ngành may làm việc cho biết: Phải có ít nhất tám máy may một kim và hai máy vắt sổ, chưa kể một số công đoạn khác. Nếu mua hàng của Nhật Bản, suất đầu tư gần 100 triệu đồng. Trong khi đó, hàng Trung Quốc chỉ 54 triệu đồng. Sự chênh lệch rất rõ khi máy vắt sổ của Trung Quốc chỉ 7 triệu đ/chiếc nhưng hàng Nhật Bản khoảng 14 triệu đồng/chiếc. Tiền nào của nấy. Hàng Nhật phải đầu tư gấp đôi nhưng sử dụng 10 năm vẫn rất tốt. Hàng Trung Quốc chủ yếu sử dụng nguyên liệu tạo kết cấu máy là sắt xi, nhìn rất sáng nhưng độ bền kém. Chỉ xài khoảng một năm là tróc sơn, máy kêu lạch cạch.

Trước những bất cập trên, mới đây Bộ KH&CN đã cảnh báo các DN Việt Nam cần trọng, tránh mua phải thiết bị lạc hậu của Trung Quốc. Bộ KH&CN đã đưa ra danh sách các thiết bị, máy móc phía Trung Quốc tiến hành loại bỏ, do lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường thuộc 18 ngành nghề. Trong đó, 99 DN sản xuất sắt, công suất 31,22 triệu tấn; 58 DN sản xuất thép, công suất 27,94 triệu tấn; 87 DN than luyện, công suất 19,75 triệu tấn; 171 DN sản xuất hợp kim, công suất 2,11 triệu tấn; 48 DN sản xuất canxi cacbua, công suất 1,52 triệu tấn; 22 DN điện phân nhôm, công suất 619 nghìn tấn; 24 DN luyện kim đồng, công suất 425 nghìn tấn; 38 DN kim chì, công suất 661 nghìn tấn; 32 Cty luyện kẽm, công suất 338 nghìn tấn, 782 DN sản xuất xi măng, công suất 153,27 triệu tấn; 45 DN sản xuất kính phẳng, công suất 29,4 triệu tấn; 559 DN sản xuất giấy, công suất 8,1 triệu tấn.

Ngoài ra có 31 DN sản xuất rượu cồn, 58 DN thuộc da, 144 DN in, và 16 DN khác nằm trong danh sách sẽ bị xóa sổ vì gây ô nhiễm và tiêu hao quá nhiều năng lượng.

Cũng theo thông báo của Bộ KH&CN Việt Nam, trong số các địa phương của Trung Quốc có nhiều DN lạc hậu bị loại bỏ nhất có Hà Bắc (291 công ty); Hồ Nam (226 DN), Sơn Tây (173 DN), Hà Nam (151 DN), Tứ Xuyên 131 DN, Quảng Đông 114 DN, Giang Tây 112 DN và Sơn Đông 102 DN.

Bộ KH&CN đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hướng dẫn DN Việt Nam hoạt động trên địa bàn mình. Khi ký hợp đồng, mua sắm thiết bị DN cần tìm hiểu kỹ để tránh nhập khẩu nhầm các dây chuyền, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường từ chính những DN mà Trung Quốc đã thông báo loại bỏ.

Ngày 09/9, Bộ KH&CN đã cảnh báo các DN Việt Nam về việc Trung Quốc loại bỏ 2.255 DN tiêu hao nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường. Trong thông báo, cơ quan này cho biết ngày 01/7/2011, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã thực hiện việc công bố và tiến hành loại bỏ 2.255 xí nghiệp lạc hậu, hiệu quả sản xuất thấp trên phạm vi toàn quốc gia này.

Theo baoxaydung

 

Các tin khác:

Cảnh báo nhập khẩu thiết bị Trung Quốc lạc hậu ()

Sản phẩm VIGLACERA sẽ được dán tem chống hàng giả ()

Từ 1-7, Luật Bảo vệ người tiêu dùng có hiệu lực: Hàng triệu hợp đồng điện, nước, điện thoại phải thay đổi ()

VLXD Trung Quốc nhập lậu: Làm thế nào để ngăn chặn? ()

Cảnh báo vàng độn tạp chất xuất hiện tại Việt Nam ()

Có nên sử dụng trong xây dựng? ()

Tràn lan đèn tiết kiệm điện kém chất lượng ()

Xử lý gạch men ốp lát do Trung Quốc sản xuất không công bố chất lượng sản phẩm ()

'Mánh' kinh doanh xăng dầu ()

Công ty Xi măng Gia Lai bị “tố” bán xi măng rởm ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?