Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ người tiêu dùng

Công ty Xi măng Gia Lai bị “tố” bán xi măng rởm

04/05/2011 12:34:56 AM

Người dân Gia Lai đang rất bức xúc vì sử dụng phải xi măng không có độ kết dính của Công ty Xi măng Gia Lai. Báo cáo có đúng thực tế?

Sau khi sử dụng 31 bao xi măng Gia Lai (có số lô 026 – 2011, sản xuất ngày 4/4/2011) để xây móng nhà, anh Nguyễn Tấn Đức trú tại (thôn 3, xã Nam Yang, Đak Đoa, Gia Lai) phát hiện bê tông không kết dính mặc dù đã đổ được hơn 24 tiếng đồng hồ. Công ty Xi măng Gia Lai đã đến hiện trường kiểm tra và xác nhận sự việc, Công ty đã thỏa thuận bồi thường cho gia đình anh Đức 24.200.000 đồng và thu hồi toàn bộ lô xi măng kém chất lượng trên.

 Nhận được thông tin, ngày 14/4/2011, UBND tỉnh Gia Lai có công văn số 1026/UBND-VX, chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra đối với Công ty này.

 
Lô xi măng 026 sản xuất ngày 4/4/2011.

Theo báo cáo của ông Mai Văn Ba - Giám đốc Công ty Xi măng Gia Lai với đoàn kiểm tra: Sau khi phát hiện sự cố xi măng kém chất lượng được tung ra thị trường, Công ty đã thông báo với các đại lý để thu hồi, đồng thời thoả thuận đền bù thoả đáng cho người tiêu dùng đã sử dụng lô hàng trên.

 Đến chiều 18/4/2011, Công ty đã thu hồi hết toàn bộ số lượng xi măng bị sự cố đưa về công ty. Cũng theo ông Ba: Sự cố lỗi kỹ thuật băng dây chuyền trên chỉ xảy ra trong vòng khoảng 2 giờ đồng hồ ngày 4/4/2011, nhưng nhân viên vận hành đã không phát hiện. Sự cố này, chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng của khoảng 50 tấn xi măng thuộc lô xi măng số 17 sản xuất ngày 4/4/2011, mà không có ảnh hưởng đến các lô khác.


 Trụ tiêu sau nhiều ngày vẫn có thể dễ dàng bẻ gãy.

Tuy nhiên, với những chứng cứ chúng tôi thu thập được tại hiện trường ở nhà ông Nguyễn Tấn Đức (người phát hiện xi măng kém chất lương), lô xi măng kém chất lượng trên bao bì có in số lô 026 – 2011, đóng dấu ngày sản xuất là 4/04/2011.

Vậy thì không hiểu vì sao ông Giám đốc nhà máy xi măng Gia Lai lại khẳng định lô hàng bị lỗi là lô số 17 sản xuất cùng ngày? Trong biên bản kiểm tra có ghi: “Lấy mẫu xi măng để kiểm tra chất lượng của lô 17, ngày sản xuất 4/4/2011 mà công ty đã thu hồi. Tại lô thu hồi thể hiện các loại lô 15, 17, 29, 32, 35… nhưng cùng ngày sản xuất 4/4/2011…”?

Vậy lô xi măng kém chất lượng số 026- 2011 sản xuất ngày 4/4/2011 mà công ty đã bán cho anh Đức sử dụng không có độ kết dính nằm ở đâu mà không báo cáo với đoàn kiểm tra?


Biên bản làm việc giữa công ty với cơ quan chức năng

Vấn đề này ông Ba giải thích với chúng tôi: “Do bao bì chúng tôi nhập về để lẫn lộn, anh em công nhân khi sản xuất đã không để ý nên có phần “lộn xộn” về số lô”?

 Thiết nghĩ, một công ty sản xuất xi măng với dây chuyền sản xuất có công suất 400 tấn trên một lô mà lại để bao bì “lẫn lộn” là điều rất khó tin. Và nếu có sự “lộn xộn” về bao bì như ông giám đốc giải thích thì việc xác định số lượng 50 tấn sản phẩm xi măng bị lỗi trong một lô khoảng 400 tấn cũng không phải chuyện dễ dàng?

Trong buổi làm việc với chúng tôi, ông Mai Văn Ba đã khước từ việc cung cấp biên bản kiểm tra cho chúng tôi. Khi chúng tôi yêu cầu được đến xem và chụp ảnh số lượng xi măng bị lỗi được thu hồi về thì cũng bị ông giám đốc này bất hợp tác. Phải chăng, lô hàng bị lỗi này đang còn nhiều vấn đề chưa được sáng tỏ và báo cáo, giải thích của ông giám đốc là “chiêu” đánh lừa người tiêu dùng và qua mắt cơ quan chức năng?

Đâu là sự thật?

 Theo khẳng định của ông Mai Văn Ba là đã thu hồi hết toàn bộ số xi măng kém chất lượng đã tung ra thị trường là 50 tấn. Và chỉ có một hộ duy nhất đã sử dụng lô xi măng kém chất lượng là anh Nguyễn Tấn Đức.


 Móng nhà sau nhiều ngày vẫn có thể dễ dàng bóp vụn

Thế nhưng, theo thông tin chúng tôi có được, tại xã Nam Yang, huyện Đăk Đoa, có nhiều hộ dân đã sử dụng xi măng kém chất lượng này để đúc trụ tiêu và đã được Công ty thỏa thuận bồi trường thiệt hại. Như vậy, lẽ nào báo cáo của ông Giám đốc nhà máy xi măng Gia Lai với đoàn kiểm tra là nhằm che dấu sự sự thật?

Trên thực tế chúng tôi được biết, gia đình anh Quý đã sử dụng hết 50 bao xi măng có kém chất lượng thuộc lô 012 – 2011 để đúc 160 trụ tiêu. Công ty đã bồi thường cho anh 30.000 đồng/trụ tiêu. Cũng như trường hợp trên, gia đình anh Đoàn đã được công ty này bồi thường gần 100 trụ tiêu với giá 100.000 đồng/trụ. Còn đối với gia đình anh Hội, sau khi mua 100 bao xi măng Gia Lai (có số lô 012 và 013) về làm sân phơi. Đổ sân được 6 ngày thì phát hiện sân nứt nẻ nhiều vết chân chim. Hiện, lớp bê tông phía dưới có chỗ lấy tay cũng có thể bới lên được. Sự việc đã được anh báo với đại lý xi măng và đang đợi công ty đến kiểm tra…

Việc xi măng kém chất lượng đã được nhiều hộ dân trong tỉnh sử dụng là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, ông giám đốc công ty lại khẳng định là đã thu hồi hết 50 tấn xi măng kém chất lượng thuộc lô 17 sản xuất ngày 4/4/2011. Vậy sự thật đã có bao nhiêu lô xi măng kém chất lượng được tung ra thị trường? Việc ông Giám đốc công ty này báo cáo với đoàn kiểm tra là “hệ thống băng điện tử bị sự cố, nhân viên vận hành không phát hiện kịp thời nên dẫn đến chất lượng của sản phẩm xi măng kém chất lượng là 50 tấn, ký hiệu lô 17 sản xuất ngày 4/4/2011…” phải chăng là sự lừa dối nhằm che dấu sự thật? Một lô xi măng ra lò 400 tấn, nhưng chỉ có 50 tấn bị lỗi và đã được công ty thu hồi về nhập kho. Vậy còn số xi măng mà những khách hàng đã sử dụng công ty phải bồi thường thiệt hại nằm vào mục nào?

Bạn có nhận xét gì về sự “mập mờ” trong báo cáo của ông Giám đốc Công ty Xi măng Gia Lai với đoàn kiểm tra? Nếu gia đình hoặc người thân bạn đã sử dụng phải xi măng chất lượng kém của công ty trên, hãy phản hồi đến chúng tôi vào ô thảo luận phía cuối bài viết hoặc theo số ĐT đường dây nóng 01255 911 911 để được trợ giúp. Trân trọng cám ơn!

TL- Theo VTC News

 

Các tin khác:

Khuyến cáo khi người dân tự xây nhà ()

Lương thực, thực phẩm lại thiết lập mặt bằng giá mới ()

Từ 1-7, Luật Bảo vệ người tiêu dùng chính thức có hiệu lực: Có bảo vệ được người tiêu dùng? ()

Nhiều loại giấy rục rịch tăng giá ()

Doanh nghiệp - người tiêu dùng cần chủ động thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ()

Xăng lại tăng giá! ()

Phối hợp chặt chẽ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ()

Bảo vệ người tiêu dùng tại Đà Nẵng ()

“Hành động vì quyền lợi Người tiêu dùng” năm 2011 ()

Người tiêu dùng sẽ có quyền năng cao hơn ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?