Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ người tiêu dùng

Cảnh báo nhập khẩu thiết bị Trung Quốc lạc hậu

12/09/2011 2:35:47 PM

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa cảnh báo về việc Trung Quốc loại bỏ 2.255 doanh nghiệp tiêu hao nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, doanh nghiệp Việt cần thận trọng để tránh nhập khẩu nhầm thiết bị lạc hậu từ nước này.



Lo ngại thiết bị lạc nhau Trung Quốc thâm nhập thị trường.Ảnh minh họa.

Cảnh báo trên được Bộ Khoa học và Công nghệ gửi tới tất cả các bộ ngành địa phương hôm 9/9.

Trong thông báo, cơ quan này cho biết ngày 1/7/2011, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã thực hiện việc công bố và tiến hành loại bỏ 2.255 xí nghiệp lạc hậu, hiệu quả sản xuất thấp trên phạm vi toàn quốc gia này. Việc công bố trên thể hiện quyết tâm của Trung Quốc trong việc loại bỏ các công nghệ máy móc, thiết bị lạc hậu tiêu hao nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.

Các doanh nghiệp nằm trong danh sách này thuộc 18 ngành nghề. Trong đó, 99 doanh nghiệp sản xuất sắt, công suất 31,22 triệu tấn; 58 doanh nghiệp sản xuất thép, công suất 27,94 triệu tấn; 87 doanh nghiệp than luyện, công suất 19,75 triệu tấn; 171 doanh nghiệp sản xuất hợp kim, công suất 2,11 triệu tấn; 48 doanh nghiệp sản xuất canxi cacbua, công suất 1,52 triệu tấn; 22 doanh nghiệp điện phân nhôm, công suất 619.000 tấn; 24 doanh nghiệp luyện kim đồng, công suất 425.000 tấn; 38 doanh nghiệp kim chì, công suất 661.000 tấn; 32 công ty luyện kẽm, công suất 338.000 tấn, 782 doanh nghiệp sản xuất xi măng, công suất 153,27 triệu tấn; 45 doanh nghiệp sản xuất kính phẳng, công suất 29,4 triệu tấn; 559 doanh nghiệp sản xuất giấy, công suất 8,1 triệu tấn.

Ngoài ra có 31 doanh nghiệp sản xuất rượu cồn, 58 doanh nghiệp thuộc da, 144 doanh nghiệp in, và 16 doanh nghiệp khác nằm trong danh sách sẽ bị xóa sổ vì gây ô nhiễm và tiêu hao quá nhiều năng lượng.

Cũng theo thông báo của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong số các địa phương của Trung Quốc có nhiều doanh nghiệp lạc hậu bị loại bỏ nhất có Hà Bắc (291 công ty); Hồ Nam (226 doanh nghiệp), Sơn Tây (173 doanh nghiệp), Hà Nam (151 doanh nghiệp), Tứ Xuyên 131 doanh nghiệp, Quảng Đông 114 doanh nghiệp, Giang Tây 112 doanh nghiệp và Sơn Đông 102 doanh nghiệp.

Danh sách các doanh nghiệp nằm trong diện bị loại bỏ được Trung Quốc thông báo công khai. Do đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị các bộ ngành, địa phương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hướng dẫn doanh nghiệp Việt hoạt động trên địa bàn mình. Khi ký hợp đồng, mua sắm thiết bị cần tìm hiểu kỹ để tránh nhập khẩu nhầm các dây chuyền, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường từ chính những doanh nghiệp mà Trung Quốc đã thông báo loại bỏ.

Theo Vnexpress

 

Các tin khác:

Sản phẩm VIGLACERA sẽ được dán tem chống hàng giả ()

Từ 1-7, Luật Bảo vệ người tiêu dùng có hiệu lực: Hàng triệu hợp đồng điện, nước, điện thoại phải thay đổi ()

VLXD Trung Quốc nhập lậu: Làm thế nào để ngăn chặn? ()

Cảnh báo vàng độn tạp chất xuất hiện tại Việt Nam ()

Có nên sử dụng trong xây dựng? ()

Tràn lan đèn tiết kiệm điện kém chất lượng ()

Xử lý gạch men ốp lát do Trung Quốc sản xuất không công bố chất lượng sản phẩm ()

'Mánh' kinh doanh xăng dầu ()

Công ty Xi măng Gia Lai bị “tố” bán xi măng rởm ()

Khuyến cáo khi người dân tự xây nhà ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?