Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ môi trường

Công trình xanh của Việt Nam đang ở bước khởi đầu

30/05/2014 10:32:49 AM

Công trình xanh được biết đến như công trình tiết kiệm năng lượng, là một thuật ngữ ngày càng trở nên quen thuộc trong giới xây dựng. Hiện nay, mô hình công trình xanh chính là xu hướng chung của toàn cầu, và Việt Nam không nằm ngoài các xu hướng đó.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó chủ nhiệm khoa Kiến trúc quy hoạch, ĐH Xây dựng: “Công trình xanh ở Việt Nam hiện nay mới đang ở bước khởi đầu.”

Bởi vậy mà mô hình này chưa phổ biến và chưa được nhiều người biết đến. Nói về nguyên nhân, ông Ngọc Anh cho rằng: "Thứ nhất là do sự hiểu biết của xã hội và các nhà đầu tư chưa sâu sắc. Thứ hai, các vấn đề về chi phí cũng là một trở ngại khiến cho mọi người chưa tiếp cận nhiều với công trình xanh."

Theo ông Ngọc Anh, chúng ta cần truyền thông và phổ biến rộng rãi cho đông đảo người dân hiểu để ứng dụng loại hình công trình xanh trong đời sống cũng như các công trình xây dựng.

"Mô hình công trình xanh chính là xu hướng chung của toàn cầu, và Việt Nam không nằm ngoài các xu hướng đó, chúng ta chỉ đi chậm hơn 1 chút. Hiện tại, Việt Nam còn đang ở giai đoạn bước đầu, nhưng trong tương lai chúng ta có thể sẽ tiến nhanh hơn và bắt kịp xu hướng của Thế giới." - ông Ngọc Anh nhấn mạnh.

Trên thực tế, không ít người vẫn chỉ hiểu công trình xanh theo nghĩa rất đơn giản: Là các công trình đảm bảo tính xanh, thấy được màu xanh, có cây xanh, lá xanh mà chưa hiểu được bản chất thực sự của loại công trình này là còn bao hàm các yếu tố bền vững, sự tồn tại của con người với công trình.


Các công trình xây dựng xanh chính là cơ hội duy nhất để giảm thiểu biến đổi khí hậu và tăng cường phát triển bền vững.

“Phát triển xây dựng xanh là một bộ phận gắn liền với phát triển bền vững môi trường đô thị và nông thôn, đóng góp quan trọng cho việc phát triển bền vững đất nước.” - Phó GS.TS Phạm Ngọc Đăng, chủ tịch Hội đồng Xây dựng xanh Việt Nam nói.

Ông Đăng cũng chia sẻ thêm về chiến lược quốc gia để phát triển công trình xanh tại Việt Nam trong thời gian tới với 9 nội dung chính, đó là: Thiết kế quy hoạch địa điểm công trình, sử dụng năng lượng có hiệu quả, sử dụng tài nguyên nước có hiệu quả, sử dụng vật liệu có hiệu quả, đảm bảo chất lượng môi trường không khí trong công trình, giảm thiểu chất thải (nước thải, chất thải rắn).

Mục tiêu, đến năm 2020, công trình xanh sẽ chiếm khoảng 30% số lượng các công trình được đầu tư xây dựng mới và sửa chữa bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và chiếm khoảng 10% số lượng các công trình được đầu tư mới và sửa chữa bằng nguồn vốn tư nhân.

Ông Đăng đã đưa ra 6 tiêu chí cơ bản cho sự phát triển của công trình xanh. Trước hết, phải phù hợp với điều kiện thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới nóng ấm của Việt Nam, công trình xanh phải Hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, hòa mình với không gian cây xanh. Thứ hai, việc sử dụng tài nguyên năng lượng tiết kiệm phải có hiệu quả. Thứ ba, sử dụng tài nguyên nước có hiệu quả. Thứ tư, phát triển và sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, vật liệu tái sinh tái chế. Thứ năm, không gây tác động xấu tới môi trường sống xung quanh. Cuối cùng, là cần có sự quản lý công trình thông minh.

Quỳnh Trang (TH/ BizLIVE)

 

Các tin khác:

Kon Tum: Siết chặt các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản ()

Quảng Ninh: Tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các nhà máy xi măng, nhiệt điện ()

Khuyến khích sử dụng vật liệu không nung ()

Ủy ban châu Âu (EC) công bố sáng kiến ứng phó BĐKH và đón đầu các công nghệ carbon thấp ()

Lợi ích tích cực trong sản xuất từ nhiên liệu khí nén thiên nhiên ()

Tận dụng bã cà phê làm nguồn năng lượng sạch ()

Ion âm mang lại sự trong lành cho bầu không khí ()

Áp thuế khí thải cacbon giảm tác động BĐKH ()

Lộ trình dừng sử dụng PCB ()

Ngành Xây dựng hành động ứng phó BĐKH ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?