Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thông tin đầu tư

Hà Nội: Sẽ thu hồi dự án BĐS vi phạm về quản lý sử dụng đất

16/04/2014 5:59:52 PM

Theo UBND thành phố Hà Nội, tính từ tháng 4/2014, sau 3 đến 6 tháng chủ đầu tư các dự án bất động sản có vi phạm về quản lý, sử dụng đất và nợ tiền sử dụng đất nếu không khắc phục sai phạm, thì dự án sẽ bị thu hồi.

Trước đó, trong 2 năm 2012 và 2013, UBND thành phố Hà Nội cũng đã có kế hoạch kiểm tra, rà soát các dự án bất động sản chậm tiến độ. Tuy nhiên, điều đáng nói là có những dự án chậm tiến độ đã được kiểm tra, rà soát nhiều lần, nhưng vẫn không khởi động được.

Đáng nói hơn là theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tại phân khúc dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới - vốn là phân khúc sở hữu nhiều đại dự án bất động sản ngoại nhất, các nhà đầu tư nước ngoài hiện mới chỉ sử dụng khoảng 48,3% diện tích đất được giao.

Điển hình là dự án chung cư cao cấp của Công ty TNHH Booyoung Việt Nam - Booyoung Vina (100% vốn đầu tư Hàn Quốc) tại Khu đô thị Mỗ Lao, quận Hà Đông. Dù được bàn giao mặt bằng từ lâu và tổ chức khởi công  từ đầu năm 2007, nhưng đến nay, dự án vẫn là bãi đất, tường rào sắt xây quanh. Dự án có tổng mức đầu tư 171 triệu USD và dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2010…

Được biết, chủ đầu tư dự án là Công ty Booyoung Vina, một trong 30 tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc chuyên về lĩnh vực bất động sản. Đơn vị này cũng khẳng định đủ tài chính để thực hiện dự án nhưng do điều chỉnh của quy hoạch dẫn tới chậm tiến độ. Qua 5 lần điều chỉnh giấy phép đầu tư, những khu đất hoang chưa biết ngày hoàn thành.



Dự án Booyoung Vina có tổng mức đầu tư 171 triệu USD và dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2010 

Ngoài ra, còn có dự án khu phức hợp Giảng Võ của Công ty TNHH Pacific Thăng Long được cấp phép từ tháng 12/2007 với quy mô vốn đầu tư 70 triệu USD, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai.

Còn dự án “Tháp Thiên niên kỷ Hà Tây” do Công ty TNHH TSQ Việt Nam làm chủ đầu tư tại Phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, Hà Nội có quy mô 2 toà tháp cao 45 tầng và 4 tầng hầm với tổng vốn đầu tư 37,6 triệu USD được cấp phép từ tháng 11/2006 đến nay vẫn là bãi đất hoang. Trong đợt kiểm tra, rà soát các dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài năm 2013, UBND thành phố Hà Nội cũng đã kiểm tra việc thực hiện dự án này nhưng đến nay, dự án vẫn không hề nhúc nhích

Nhiều dự án BĐS khác ở Hà Nội, như dự án D’.San Raffles tại 22 - 24 Hàng Bài do Công ty cổ phần Thời đại mới T&T (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) là chủ đầu tư; Dự án Tổ hợp công trình tại Khu tập thể X1-26 Liễu Giai, phường Cống Vị, quận Ba Đình của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà (SDU); Dự án cải tạo Khu tập thể cũ số 97-99 phố Láng Hạ (Tòa nhà Petrowaco) do Công ty cổ phần bất động sản Dầu khí làm chủ đầu tư... cũng đã được kiểm tra, rà soát. Các dự án này đều đã được giao đất nhiều năm nay, nhưng việc đầu tư xây dựng rất chậm.

Riêng dự án cải tạo Khu tập thể cũ số 97-99 phố Láng Hạ của Công ty cổ phần bất động sản Dầu khí (Petrowaco) vừa ký hợp đồng hợp tác với Vinaconex nâng tổng mức đầu tư lên 622,2 tỷ đồng, tăng hơn 100 tỷ đồng so với mức hơn 500 tỷ đồng dự kiến ban đầu. Theo Hợp đồng hợp tác được ký kết, Vinaconex tham gia hợp tác với Petrowaco theo tỷ lệ Vinaconex 45%, Petrowaco 55%.

Đây là dự án nằm trong chủ trương cải tạo lại các chung cư cũ, xuống cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dự án 97 – 99 Láng Hạ được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận đầu tư, phá dỡ, xây dựng lại từ ngày 29/5/2009. Công trình dự kiến khởi công từ tháng 9/2010 nhưng do vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng, đến nay vẫn chưa thể thực hiện xây dựng.

Ở vùng ven, dự án “Trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ, khu luyện tập thể thao” tại xã Quang Minh huyện Mê Linh của Công ty TNHH Togi Việt Nam (100% vốn Liên bang Nga); dự án “Khu du lịch bốn mùa” của Công ty cổ phần Du lịch Bốn Mùa tại thị xã Sơn Tây được cấp phép từ tháng 9/2007 với quy mô vốn đầu tư 1,5 triệu USD đến nay cũng chưa triển khai…

Mặc dù chủ trương của thành phố Hà Nội xử lý các dự án trên địa bàn chậm tiến độ đã có cách đây vài năm, nhưng đến nay, số dự án được đề nghị thu hồi mới chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Theo VnMedia *

 

Các tin khác:

Vẫn mông lung số phận đại dự án sắt Thạch Khê ()

Sắp có nhà máy thủy điện, xi măng Việt ở Cameroon ()

Bất động sản, xây dựng sẽ thu hút nhà đầu tư ()

Muốn triển khai dự án, doanh nghiệp phải có tối thiểu 15% vốn đối ứng ()

Năm 2014: Sẽ cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp xây dựng lớn ()

Chủ tịch HĐTV Viglacera: “IPO Viglacera là cơ hội hiếm có cho nhà đầu tư dài hạn” ()

Viglacera bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng ()

HSG, HPG đang thu hút được sự quan tâm ()

Hàng loạt siêu dự án du lịch nghìn tỷ bị thu hồi trong năm 2013 ()

DIC mua lại hệ thống SX xi măng Hữu Nghị ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?