Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường xi măng

Sự biến động của thị trường xi măng và việc định giá bán

16/02/2011 9:49:45 AM

Cách định giá bán có thể lý giải được trên thị trường xi măng đều liên quan tới các nhà sản xuất, các nhà đầu tư và các nhà quản lý. Các quy tắc xác định giá bán đã được thừa nhận sẽ không thể áp dụng rộng rãi được vì thị trường xi măng có đặc thù cơ cấu riêng của nó. Bài viết này giới thiệu cơ bản sự hiểu biết về chiều hướng thay đổi của thị trường xi măng ở các thị trường phát triển

Các đặc điểm của thị trường xi măng

Đầu tiên thì thị trường được xác định là tổng toàn bộ hàng hóa và các dịch vụ mà có thể hoán đổi hoặc có thể thay thế được bởi người tiêu dùng. Sẽ không thể thay thế hàng hóa từ các thị trường khác nhau được; nghĩa là ‘xi măng’ là chất kết dính duy nhất được biết đến trong quá trình sản xuất bê tông. Tuy nhiên, các cơ hội thay thế đều có thể có được trong một thị trường nếu đáp ứng được các đặc tính kỹ thuật cụ thể. Do vậy, xi măng nhìn chung được biết đến là một loại sản phẩm đồng nhất được sản xuất đại trà cho dù có một số loại xi măng khác nhau. Kể cả trong cùng một loại xi măng cụ thể, các đặc tính có thể thay đổi tùy thuộc theo các nhà sản xuất, dẫn đến sự khác nhau về cường độ chịu nén, nhiệt thủy hóa và các thông số khác.

Yếu tố quan trọng thứ hai trên một thị trường là yếu tố khu vực địa lý có liên quan là nơi mà các điều kiện cạnh tranh đối với tất cả các nhà cung cấp đều giống nhau. Trong ngành công nghiệp xi măng, sự hạn chế của các thị trường nội địa được xác định đầu tiên bằng các chi phí vận tải. Một nhà cung cấp có thể mở rộng khu vực phân phối trong mạng lưới phân phối của mình khi các khách hàng ở gần về mặt địa lý đang hỗ trợ cho các khách hàng ở xa.

Nhu cầu xi măng có thể được mô tả như là một thị trường đa cấp – có nhu cầu xi măng trực tiếp và nhu cầu xi măng gián tiếp. Tính linh hoạt của mức cầu xi măng theo giá bán trong một thị trường phát triển được xem là không đáng kể - việc giảm giá bán không có vẻ gì là sẽ dẫn đến việc tăng nhu cầu xi măng, vì đó là động cơ chưa đủ để kích thích gia tăng hoạt động xây dựng. Không có các sản phẩm thay thế trực tiếp cho xi măng, còn bê tông trong lĩnh vực xây dựng nhà ở đang ngày càng được thay thế bởi sắt thép, nhôm, gỗ, gạch xây, … Riêng bê tông xây dựng đường xá đang cạnh tranh với nhựa đường. Trong những năm gần đây, tính linh hoạt chéo về giá bán xi măng đã tăng lên. Cũng vậy tính linh hoạt về mức cầu xi măng theo lợi nhuận có thể được xem là tích cực.

Liên quan đến việc định giá bán xi măng là các thị trường nhỏ trong vùng mà có thể được mô tả cơ bản là các thị trường độc quyền thiểu số về giá bán. Hầu hết các nhà cung cấp đều gián tiếp hoặc trực tiếp liên kết với nhau và ngoài ra còn tăng cường mối liên kết dọc với nhau. Do vậy, độ trong suốt của thị trường trên thị trường xi măng thực sự là cao.

Nguồn cung đối với xi măng cũng được xác định theo cơ cấu phí tổn của ngành. Nhìn chung, trong ngành công nghiệp xi măng, chi phí trung bình đang giảm đáng kể cùng với việc tận dụng ngày càng nhiều công suất đã lắp đặt. Theo nguyên tắc kinh nghiệm, thì hiệu quả kinh tế quy mô lớn trong ngành này không chỉ mang tính tương đối mà còn mang tính tuyệt đối đặc biệt là đối với các nhà máy nhỏ so với các nhà máy lớn. Đây là điều đặc biệt thú vị khi việc tận dụng công suất đang giảm đi do sự biến động của thị trường. Nói một cách khác, các nhà máy nhỏ đang phải đối mặt với tình trạng tăng nhiều hơn các khoản chi phí trung bình so với các nhà máy lớn và kết quả là phải sản xuất với công suất cao hơn nhiều. Vì thực tế là ngành công nghiệp xi măng có nguồn vốn đầu tư lớn, phương thức xác định chi phí vốn đối với chính sách định giá như tính toán các khoản khấu hao và khấu trừ làm ảnh hưởng đến sự chênh lệch của tổng các mức chi phí trung bình.

Hạ thấp các rào cản đối với việc thâm nhập vào thị trường và các tác động của việc sinh lợi rất có khả năng dẫn đến việc các thành viên mới tham gia vào thị trường, tăng nguồn cung và giảm dần giá bán. Tuy nhiên, đối với ngành công nghiệp xi măng, bên cạnh các bí quyết công nghệ lớn, các giấy phép xây dựng và các hạn chế khai thác cũng như các hạn chế liên quan đến việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm, sẽ có rất ít cơ hội cho các thành viên mới tham gia thị trường. Hơn nữa, nhu cầu đáng kể về nguồn vốn cho phép thì chỉ các công ty từ các thị trường khác nhau tham gia vào thị trường mới có đủ nguồn vốn. Do đó, phương thức dễ dàng nhất là mua lại các nhà sản xuất xi măng đang gặp rắc rối về tài chính. Điều này có nghĩa là số lượng các nhà sản xuất đang cung ứng xi măng sẽ không tăng lên và chỉ có sách lược đầu tư năng động mới làm tăng các công suất.

Việc chỉ ra các đặc tính cơ bản của thị trường xi măng, có thể cơ bản chia thành hai nhóm nhà cung cấp: các nhà cung cấp dẫn đầu thị trường và các nhà cung cấp theo thị trường. Chỉ nhóm đầu là có khả năng đưa ra giá bán cho xi măng.

Việc định giá bán của các nhà cung cấp dẫn đầu thị trường

Tại một thời điểm nhất định, đường cong nhu cầu từng phần là đường cong nhu cầu ngắn hạn của các nhà cung cấp dẫn đầu thị trường. Điều này cho phép các nhà cung cấp dẫn đầu thị trường, trong một chừng mực nào đó, có thể định ra giá bán ở bất kỳ mức giá nào, nhưng không làm thay đổi số lượng cung cấp (thường cho thấy là giá bán được các nhà cung cấp khác chấp nhận). Tuy nhiên, việc định giá bán chưa điều chỉnh có những hệ quả tất yếu. Mức lợi nhuận cao dẫn đến nguồn cung không đều từ các thị trường khác trong vùng và về lâu dài sẽ thu hút các nhà cung cấp mới gia nhập vào thị trường, thường với công suất cao. Nhu cầu ổn định đạt được trên thị trường dẫn đến việc giảm thị phần của mỗi thành viên tham gia thị trường. Đường cong nhu cầu do đó có dạng xoắn. Hình 1 cho thấy sách lược giá bán mang lại lợi nhuận tối đa thông thường dựa trên doanh thu biên và các phí tổn biên tế không thể đạt được trong ngành công nghiệp xi măng vì không tồn tại đường cong doanh thu biên (marginal revenue curve) do tính tự chủ của đường cong nhu cầu theo giá bán (tuy nhiên vẫn tồn tại đường cong phí tổn biên tế (marginal cost curve)!). Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp dẫn đầu thị trường bị buộc phải định hướng sách lược giá bán của mình trên các phí tổn trung bình (Average costs - ATC), thường tăng lên theo mức biên lợi mà đủ để làm thỏa mãn các cổ đông. Việc định giá theo mục tiêu này bị ảnh hưởng bởi: (1) mối đe dọa của các nhà cung cấp mới do biên lợi cao, (2) sự gia tăng tiềm tàng về công suất của các đối thủ cạnh tranh vì họ tái đầu tư để sinh lời cao, (3) mối đe dọa của các đối thủ cạnh tranh nhằm giảm mức giá bán đã ấn định và (4) mối đe doạ từ sự nghi ngờ khả năng cạnh tranh đối với việc lạm dụng ưu thế và vị trí trên thị trường.


Hình 1: Việc định giá bán của các nhà cung cấp dẫn đầu thị trường.

Việc định giá bán của các nhà cung cấp theo thị trường
Các nhà cung cấp theo thị trường sẽ tối đa hóa các lợi nhuận của họ ở mức giá bán ấn định bằng cách giảm tối đa các chi phí sản xuất. Việc giảm giá bán dẫn đến sự gia tăng nguồn cung cho nhà cung cấp theo thị trường. Mặt khác, việc tăng giá đến mức giá bán ấn định sẽ ngay lập tức đánh mất các khách hàng của nhà cung cấp đó. Điều này có nghĩa là hàm số nhu cầu đối với nhà cung cấp theo thị trường sẽ được hiển thị bằng đường cong phẳng và không song song với trục giá bán. Việc định hướng cho hàm số nhu cầu này, theo đường cong phí tổn trung bình tiêu biểu, nhà cung cấp theo thị trường có khả năng phải giảm giá bán của mình cho đến khi đạt được mức tận dụng công suất tối đa. Hình 2 cho thấy sự gia tăng về lợi nhuận nhờ giảm giá bán so với giá bán ấn định [L] tới giá bán [F].


Hình 2: Việc định giá bán của các nhà cung cấp theo thị trường.

Tuy nhiên, do phản ứng chậm đối với tổng mức nhu cầu, một nhà cung cấp chỉ có thể tăng nguồn cung của mình ở mức chi phí của các đối thủ cạnh tranh khác. Do tính trong suốt cao của thị trường, các thành viên khác của thị trường sẽ ngay lập tức biết được giá bán mới của nhà cung cấp đó. Các nhà cung cấp mà đang phải đối mặt với tình trạng nhu cầu giảm sẽ chấp nhận mức giá bán mới thấp hơn để thu hút trở lại các khách hàng. Vì vậy, nhà cung cấp theo thị trường sẽ lại đánh mất thêm nhu cầu trước các đối thủ cạnh tranh của mình và nhà cung cấp này sẽ bị giảm đi nhu cầu ban đầu của mình. Tuy nhiên, nhà cung cấp này hiện đã trở nên yếu kém hơn nhiều, vì anh ta không thể tăng giá của chính mình đưa ra. Trường hợp anh ta tăng giá của chính mình lên, anh ta sẽ đánh mất các khách hàng của mình trước các đối thủ cạnh tranh. Chỉ có hành động phối hợp mới làm cho giá bán tăng lên và điều này chỉ có thể thực hiện được với sự trợ giúp của nhà cung cấp dẫn đầu thị trường.

Nhu cầu suy giảm

Nếu thị trường cho thấy sự sụt giảm nhu cầu đáng kể do các nguyên nhân mang tính chu kỳ và mang tính cơ cấu, đường cong nhu cầu từng phần (partial demand curve) và đường cong nhu cầu sẽ chuyển dịch. Nhà cung cấp sẽ có màu đỏ. Khả năng duy nhất để thoát ra khỏi khu vực thua lỗ là phải giảm giá bán. Trong một thời gian ngắn, nhà cung cấp có thể tận dụng được toàn bộ công suất của nhà máy mình để thu lợi nhuận về. Các đối thủ cạnh tranh sẽ có hành động phản ứng lại, tạo ra một cuộc chiến giá cả. Các nhà cung cấp có thể tăng nhu cầu từng phần của mình, không phải vì tổng nhu cầu trong một vùng có tính thay đổi đột ngột về giá bán, mà với giá bán xuất xưởng thấp hơn thì khu vực cung cấp sẽ tăng lên và các khu vực mới có thể là các mục tiêu hướng tới. Nhìn chung, với mức chi phí trung bình giống nhau, nhà cung cấp với các chi phí cố định cao hơn sẽ có ưu thế giảm giá bán tốt hơn. Khi các chi phí cố định không liên quan đến khối lượng sản xuất, nhà cung cấp sẽ sản xuất cho đến khi anh ta có thể bù lấp cho các khoản chi phí biến đổi (variable costs) của mình (đây là mức giá thấp nhất ngắn hạn dựa vào chi phí). Tuy nhiên, mức giá thấp nhất ngắn hạn này được xác định bởi khả năng thanh toán sẵn có. Do đó, các chi phí mà dẫn đến lượng tiền mặt xuất ra và cơ cấu cấp vốn của công ty trở thành vấn đề được chú ý. Có thể là một phần chi phí biến đổi (trong thời gian ngắn) không liên quan đến các chi phí (ví dụ chi phí nguyên liệu khai thác từ nguồn cấp của nhà cung cấp không dẫn đến lượng tiền mặt xuất ra trong thời gian ngắn). Lợi thế này trong việc định giá bán là khác nhau đối với mỗi công ty. Kết quả là, cả công ty hoạt động hiệu quả nhất lẫn công ty sản xuất đạt hiệu suất nhất đều sẽ không vượt qua khó khăn được trừ công ty gặp ít rắc rối về thanh quyết toán.

Theo Nguyễn Kim Lan biên dịch từ Global Cement Margazine tháng 1/2011

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?