Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường xi măng

Doanh nghiệp xi măng nước ngoài đang chờ thời cơ

21/02/2014 11:30:41 AM

Kinh tế khó khăn, việc cá lớn nuốt cá bé trong nhiều ngành là không thể tránh khỏi. Nhiều đối tác nước ngoài nhân cơ hội này thâu tóm nhiều nhà máy xi măng trong nước.

>>> Thị trường tiêu thụ đang làm khó các doanh nghiệp xi măng
>>> Thị trường tiêu thụ xi măng giảm mạnh

Doanh nghiệp
nước ngoài chờ cơ hội

Sinh sau đẻ muộn lại không gặp thời khiến cho ngành xi măng Việt Nam đối mặt nhiều khó khăn. Sau một thời kỳ dài nhập khẩu, năm 2010 -2011 ngành xi măng Việt Nam đã dừng nhập khẩu do quy mô nhà máy lớn mạnh, ngoài việc đáp ứng đủ được nhu cầu trong nước, xi măng Việt Nam hướng đến xuất khẩu. Tuy nhiên, niềm vui mới le lói thì kinh tế khủng hoảng, bất động sản đóng băng, tồn kho xi măng chất chồng. Thêm vào  đó, nhiều nhà máy xi măng liên tục mọc lên trong tình thế bị dồn toa do quy hoạch đã phê duyệt nhưng chủ đầu tư triển khai chậm, đến thời điểm vận hành tình thế đã thay đổi.



Theo ông Nguyễn Quang Cung – Chủ tịch Hiệp hội xi măng Việt Nam cho biết, đầu tư nhà máy xi măng là rất khó, một nhà máy mức đầu tư trung bình trên 300 triệu USD. Doanh nghiệp Việt Nam lại yếu về tài chính,  vốn tự có không nhiều thậm chí  10-20% vốn tự có cũng không đủ toàn phải đi vay. Thêm vào đó, có đến mấy chục cuộc đấu thầu, lựa chọn nhà thầu mất nhiều thời gian.Trong khi đó, quy hoạch nhà máy chỉ xây dựng 2-3 năm nhưng nhiều nhà máy xây dựng tới 7-9 năm mới xong vì vậy xảy ra hiện tượng dồn toa. Bên cạnh đó, quản lý Nhà nước dễ dãi vì khuyến khích muốn đủ sản lượng cung cấp trong nước nên mới bị thừa”.

Nhiều đối tác nước ngoài nhân cơ hội này đã không bỏ lỡ cơ hội chộp lấy miếng mồi ngon. Bài toán thâu tóm nhiều nhà máy xi măng đã bắt đầu diễn ra từ năm 2012.

“Cách thao túng của doanh nghiệp nước ngoài là đợi chúng ta (doanh nghiệp xi măng trong nước) sập tiệm, đợi chúng ta yếu về tài chính, tỷ lệ vốn chủ trên tổng tài sản của chúng ta thấp, chúng ta phải đi vay ngân hàng nhiều, dẫn đến doanh nghiệp sập tiệm rồi sau đó họ mua. Điều này, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã nói với tôi từ cách đây nhiều năm. Họ không vội gì đầu tư mà đợi nhìn các doanh nghiệp đó phá sản rồi sau đó mới mua. Và vừa rồi thực tế đã có chuyện đó xẩy ra. Họ đợi chúng ta sập rồi o ép mua, sau đó tăng quy mô và chiếm thị phần” lãnh đạo một công ty xi măng chia sẻ.

Doanh nghiệp nội bắt tay nhau

Với ngành xi măng các doanh nghiệp lại có những cái nhìn khác, ông Lương Quang Khải – Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) cho biết, việc các doanh nghiệp nước ngoài họ thâu tóm các nhà máy xi măng của Việt Nam là có. Tại nhiều nước cũng diễn ra hoạt động này, thực tế nhiều các tập đoàn xuyên quốc gia đã thâu tóm nhiều nhà máy xi măng Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ. “Sau khi thôn tính, họ sẽ thôn tính thị trường và chúng ta sẽ chỉ làm thuê như vậy là không có lợi. Vì vậy, các nước đều giữ tỷ lệ cơ cấu vốn nhất định để tạo ra sự cạnh tranh,  tránh bị thâu tóm và nâng cao hiệu quả chung của toàn xã hội và Vicem cũng rất cố gắng để giữ vững thị trường, vai trò của mình trong nước.

“Nước ngoài và các tập đoàn liên quốc gia luôn muốn thâu tóm các doanh nghiệp xi măng Việt Nam. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là phải ủng hộ các doanh nghiệp trong nước. Bởi vì khi bán nhà máy là chúng ta bán kèm luôn tài nguyên. Đối với những ngành công nghệ cao chúng ta chưa thể làm được thì nên kêu gọi đầu tư. Nhưng với ngành xi măng, chúng ta đang làm tốt, nếu đánh giá hiệu quả những doanh nghiệp Việt Nam như xi măng Hoàng Thạch không thua kém bất kỳ doanh nghiệp liên doanh nào. Phải mất rất nhiều công sức, chúng ta mới xây dựng được không nên vì vài trăm triệu đô lúc cần mà phải bán thì chưa nên” ông Khải nói.

Trước thực tế khó khăn thời gian qua, Chính phủ đã có hướng xử lý phù hợp như loại bỏ 9 nhà máy xi măng có công suất 2.500 tấn clanker/ngày ra khỏi quy hoạch. Giãn tiến độ 7 dự án nhà máy sang năm 2015. Đồng thời, chỉ định nhiều doanh nghiệp lớn trong nước tham gia hợp tác đầu tư vào một số nhà máy xi măng như nhà máy xi măng Cẩm Phả bán cho Viettel....

SJ (TH/ VnMedia)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?