Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Nguyên, nhiên liệu

Than và việc sử dụng than nhập khẩu để sản xuất xi măng (P2)

14/01/2014 4:57:15 PM

Than là một loại nhiên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp sản xuất xi măng. Tuy nhiên, trong điều kiện thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nguồn nhiên liệu này đang ngày càng cạn kiệt, do vậy, sử dụng nguồn nguyên liệu này như thế nào nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong ngành công nghiệp xi măng, đó là yêu cầu đặt ra đối với các DN.

>> Than và việc sử dụng than nhập khẩu để sản xuất xi măng (P1)

Trong loạt bài viết này, xin giới thiệu tới bạn đọc một đề xuất về cách thức sử dụng than chất lượng thấp hoặc than nhập khẩu để cân đối nhu cầu than.
 
 
Phần II. Sơ bộ về ngu ồn than Indonesia

Theo số liệu khảo sát thực tế 02 mỏ than tại phía Nam đảo Kalimantan - Indonesia, cho thấy một số vấn đề sau:

Nhìn chung, than tại Indonesia chủ yếu là than bitum với hàm lượng chất bốc cao (dao động từ 39 – 42%) và có nhiệt trị trung bình (dao động từ 5.400 – 6.500 kcal/kg) được xuất khẩu chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện. Than tương đối mềm và có màu nâu đặc thù.

Các chỉ tiêu chính được mô tả trong bảng sau:
 

 
+ Độ ẩm: Độ ẩm than sau khai thác tại thời điểm khảo sát là rất cao, đặc biệt là các lô than có nhiệt trị thấp (khoảng 5.400 – 6.000 kcal/kg) khi bốc rót xuống phương tiện vận tải gây bụi nhiều nên phải phun nước dập bụi dẫn tới độ ẩm toàn phần có thể lên tới trên 15%. Đây là yếu tố rất bất lợi khi vận chuyển với cự ly xa.

+ Chất bốc: Thành phần chất bốc của than đều rất cao, tuy nhiên thành phần lưu huỳnh chỉ dao động trong khoảng dưới 1%. Qua khảo sát, than sau khai thác khi tồn trữ ngoài trời sẽ bị giảm chất lượng. Đối với các đống than tồn trữ trên 1 tháng, lớp than phía trên tiếp xúc với không khí và nhiệt độ cao đã bị bốc hơi, trở nên rất mềm và xốp, chiều dày của lớp than giảm chất lượng này có thể lên tới 20cm. Điều đó cho thấy tốc độ giảm chất lượng của than chất bốc cao là đáng lưu tâm trong trường hợp vận chuyển đi xa, phải qua nhiều lần trung chuyển, tồn trữ. Đặc biệt hơn, đối với các đống than tồn trữ lâu hơn đã xảy ra hiện tượng tự bắt cháy có thể Nhìn thấy bằng mắt thường. Khả năng tự cháy của than là cao. Tuy nhiên, qua đánh giá sơ bộ, mặc dù than tại khu vực khảo sát nói trên có khả năng tự cháy nhưng do thành phần lưu huỳnh thấp hơn than Na Dương Việt Nam nên khả năng tự cháy không mãnh liệt bằng và có thể kiểm soát được bằng việc lưu chuyển nhanh và hạn chế tiếp xúc với không khí.

+ Khả năng nghiền: Qua đánh giá ngoại quan, khả năng nghiền của than tại 2 mỏ khảo sát là tương đối mềm hơn so với than antraxit Việt Nam. Than có nhiệt trị càng thấp thì khả năng nghiền càng  dễ. Điều này cũng tương đối phù hợp với số liệu do phía Indonesia cung cấp.

+ Khả năng phát sinh bụi: Các lô than có nhiệt trị thấp thường bao gồm nhiều thành phần hạt mịn nên khả năng phát sinh bụi khi bốc rót rất cao. Thực tế các điểm xuất than đều phải phun nước bổ sung để hạn chế bụi.

III. Kết luận:

Trong điều kiện nguồn tài nguyên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng ngày càng cạn kiệt, việc sử dụng nhiên liệu có phẩm cấp thấp trong sản xuất thay thế cho nguồn nhiên liệu phẩm cấp cao mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Cụ thể, mỏ than antraxit Hòn Gai đã khai thác nhiều năm nay, sử dụng cho các ngành công nghiệp trong nước và ưu tiên xuất khẩu nên các loại than có nhiệt trị cao từ 3c trở lên đã trở nên khan hiếm. Chính phủ đã có khuyến cáo cho các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu và xúc tiến sử dụng các nguồn than có phẩm cấp thấp hoặc than nhập khẩu để sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất xi măng.

Việc giá than trong nước tăng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất kinh doanh trong ngành sản xuất xi măng, đặc biệt là việc xuất khẩu xi măng. Do vậy, việc xem xét sử dụng than chất lượng thấp hoặc than nhập khẩu để cân đối nhu cầu than là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng than kém phẩm cấp hay than nhập khẩu tại indonesia với hàm lượng chất bốc cao trong lò nung clinker cần được nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng hơn thông qua kinh nghiệm của các nhà máy xi măng Nhật Bản hoặc Trung Quốc (có sử dụng than nhập khẩu từ Indonesia để sản xuất xi măng) và phải được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa vào sản xuất thực tế.

Ngoài ra việc sử dụng than nhập khẩu cũng cần lưu ý chi phí giá vận chuyển, là yếu tố rất quan trọng và cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Qua thông tin sơ bộ, giá bán than có nhiệt trị 6.300 kcal/kg tại Indonesia là 100USD CIF Hải Phòng (65-70USD FOB và 30USD vận chuyển, bảo hiểm) trên cơ sở tàu <10.000 tấn.
 
ximang.vn * (Nguồn: Tạp chí Thông tin KHCN-Vicem)

 

Các tin khác:

Than và việc sử dụng than nhập khẩu để sản xuất xi măng (P1) ()

Ảnh hưởng độ hoạt tính của vôi đến SX bê tông khí chưng áp (ACC) (Phần 2) ()

Ảnh hưởng độ hoạt tính của vôi đến SX bê tông khí chưng áp (ACC) (Phần 1) ()

Xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ khí hóa làm nhiên liệu cho lò quay nung clinker xi măng (P2) ()

Xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ khí hóa làm nhiên liệu cho lò quay nung clinker xi măng (P1) ()

Ảnh hưởng của đặc tính kỹ thuật đá vôi và nhiệt độ nung đến chất lượng vôi (Phần 3) ()

Ảnh hưởng của đặc tính kỹ thuật đá vôi và nhiệt độ nung đến chất lượng vôi (Phần 2) ()

Ảnh hưởng của đặc tính kỹ thuật đá vôi và nhiệt độ nung đến chất lượng vôi (Phần 1) ()

Clinker xi măng đặc chủng (Phần 2) ()

Clinker xi măng đặc chủng (Phần 1) ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?