Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển bền vững

Tận dụng tro xỉ nhiệt điện là một giải pháp thông minh

14/01/2014 4:29:16 PM

Mỗi năm, các nhà máy nhiệt điện Việt Nam tiêu thụ gần 14 triệu tấn than và thải ra khoảng 4,5 triệu tấn tro xỉ phế thải.Tìm kiếm giải pháp tận thu tro xỉ nhiệt điện, biến loại phế thải này thành nguồn nguyên liệu có giá trị đang là bài toán được các nhà khoa học đặt ra cấp bách.


Sản phẩm gạch không nung được sản xuất từ tro bay của nhà máy nhiệt điện.

Ô nhiễm lớn

Ngoài việc gây tốn hàng nghìn ha đất để chứa và chôn lấp thì tro xỉ nhiệt điện còn là nguồn gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng cho đất, nước và không khí.

TS Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho biết trong quá trình đốt cháy than để sản xuất điện, khoảng 20% chất vô cơ không cháy bị dính vón thành các hạt lớn và rơi xuống đáy lò gọi là xỉ than và 80% chất vô cơ không cháy còn lại sẽ bay theo khói lò thoát ra ngoài thành tro bay với khối lượng hàng triệu tấn mỗi năm, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Ngoài tro xỉ than gây ô nhiễm môi trường thải ra từ các nhà máy nhiệt điên thì còn một khối lượng lớn chất thải rắn sinh ra trong quá trình đốt than của các nhà máy sản xuất xi măng, hóa chất- phân bón, luyện kim, công nghiệp giấy và sấy nông nghiệp thực phẩm.

Theo TS Nguyễn Đức Quý, hội Tuyển khoáng Việt Nam, ngoài việc gây tốn hàng nghìn ha đất để chứa và chôn lấp thì tro xỉ than còn là nguồn gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng cho đất, nước và không khí.

Tìm kiếm giải pháp tận thu tro xỉ than, biến loại phế thải này thành nguồn nguyên liệu có giá trị đang là bài toán được các nhà quản lý, các nhà khoa học đặt ra cấp bách. Thế nhưng, việc thu hồi không hề đơn giản bởi phần lớn các nhà máy nhiệt điện đang hoạt động tại Việt Nam đều chưa có hệ thống thu hồi chất thải, hoặc có nhưng hiệu quả thấp và không đồng đều.

Thậm chí, còn rất nhiều nhà máy nhiệt điện được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước như Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, Phả Lại I, Uông Bí. Các nhà máy này sản xuất theo công nghệ đốt than phun PCC, chất thải, khí SOx phần lớn thoát ra môi trường.

Công nghệ lạc hậu

Ngoài ra, nguồn cung cấp than nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện thường sử dụng là loại than chất lượng thấp, có độ tro lớn hơn 32%, thậm chí đến 45% nên các nhà máy nhiệt điện thải ra một lượng tro xỉ khá lớn, có thể từ 20-30% lượng than sử dụng.

Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, việc phát triển, đổi mới và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để thu gom tái chế và sử dụng các phế thải có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giảm thiểu khối lượng chất thải mà còn có thể thu hồi thêm được một số nguyên vật liệu thứ sinh và giảm nguồn gây ô nhiễm môi trường.

Các nhà khoa học đều cho rằng, để giải quyết bài toán tro xỉ than, các nhà máy nhiệt điện cần sử dụng các loại than có chất lượng cao, cải tiến công nghệ và thiết bị của các nhà máy nhiệt điện hiện đang hoạt động để nâng cao hiệu quả thu gom và tái chế các phế thải. Khuyến khích nghiên cứu triển khai, đầu tư xây dựng tái chế và sử dụng tro xỉ than nguyên liệu để sản xuất gạch không nung, bê tông nhẹ và các vật liệu cách nhiệt, cách âm…

“Nguồn tài nguyên là có hạn, nếu không chú trọng đến tái chế và sử dụng phế thải thì trong tương lai, con người sẽ phải trả giá đắt. Ngay từ bây giờ, rất cần một chương trình khai thác, chế biến hợp lý, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên, trong đó có than và phế thải từ than” - TS Huynh nhận định.

Theo TS Nguyễn Đức Quý, Hội Tuyển khoáng Việt Nam, chỉ tính riêng ngành sản xuất xi măng, đến năm 2020 nhu cầu xi măng cả nước đạt khoảng 95 triệu tấn, sẽ phải cần đến 10 triệu tấn tro xỉ làm chất phụ gia, đến năm 2030 nhu cầu xi măng là 115 triệu tấn thì nhu cầu tro xỉ sẽ là 12 triệu tấn.

Ngoài ra, tro xỉ còn được sử dụng để sản xuất bê tông, làm chất liên kết gia cố các công trình giao thông, sản xuất gạch không nung, bê tông nhẹ, làm tấm trần, tường thạch cao, gốm sứ rất hiệu quả với tổng mức tiêu thụ hàng chục triệu tấn/năm.

Theo Tia sáng (SJ)

 

Các tin khác:

Việt Nam cần chủ động chống biến đổi khí hậu ()

Tiết kiệm năng lượng và những khó khăn của Việt Nam ()

Tận dụng nhiệt dư thừa để phát điện: Cần chính sách hỗ trợ ()

8 mục tiêu tổng thể ứng phó biến đổi khí hậu ()

Kết nối các đô thị trong hệ thống phát triển tương hỗ và bền vững ()

Phê duyệt Đề án: Phát triển các đô thị VN ứng phó với biến đổi khí hậu ()

Đô thị Việt Nam chưa được công nhận xanh ()

Kiến trúc xanh: xu hướng toàn cầu ()

Hà Nội hướng tới phát triển bền vững ()

Hướng mới cho năng lượng tái tạo Việt Nam ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?