Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Biến động thị trường

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng

07/08/2013 2:12:48 PM

Theo thống kê của Hội Vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam, sáu tháng đầu năm, các doanh nghiệp (DN) VLXD vẫn chưa thoát khỏi những khó khăn: sản xuất chỉ khai thác được khoảng 50 - 80% công suất thiết kế,  sản phẩm tồn kho lớn. Xuất khẩu được coi là lối thoát cho các DN VLXD khi tiêu thụ tại thị trường trong nước vẫn thấp do thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu "ấm" lên.

Tiêu thụ tăng nhờ xuất khẩu

Bức tranh sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng  còn nhiều mảng sáng, tối lẫn lộn. Chẳng hạn như thị trường xi-măng, dường như chỉ có Tổng công ty công nghiệp xi-măng Việt Nam (Vicem) là có mức tăng trưởng đáng kể, tăng 15% so cùng kỳ, nâng mức chiếm lĩnh thị phần từ 35% lên 38% trong khi sản lượng của toàn ngành đạt mức gần 25 triệu tấn, tương đương 70,5% công suất. Sản xuất, kinh doanh của hai khối còn lại là liên doanh và tư nhân vẫn giậm chân tại chỗ, thậm chí, một số dây chuyền dừng hoạt động như xi-măng Thanh Liêm, Áng Sơn 1, X77... Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, bảy tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ là 33,670 triệu tấn, bằng 107,2% so cùng kỳ và đạt 60,13% kế hoạch năm. Xuất khẩu sản phẩm xi-măng đạt 6,79 triệu tấn, tăng 150,8% so với cùng kỳ. Ðặc biệt, các đơn vị nghiền xi-măng ở phía nam trước đây thường nhập khẩu clanh-ke, nhưng tại thời điểm này đã sử dụng clanh-ke trong nước từ phía bắc chuyển vào, chất lượng ổn định. Mặc dù có những biến động về giá cả nguyên, nhiên liệu đầu vào gây khó khăn cho DN nhưng giá xi-măng vẫn ổn định. Tồn kho cả nước tháng 7 không tăng nhiều so với tháng trước khoảng 2,6 triệu tấn, chủ yếu là clanh-ke, tương đương 12 - 14 ngày sản xuất, trong đó, tồn kho của Vicem là 1,23 triệu tấn.

Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh gốm - sứ xây dựng cũng gặp nhiều khó khăn. Do phụ thuộc rất lớn vào các dự án bất động sản và tình hình chung của cả nước nên kính xây dựng, gạch ốp lát, vật liệu xây đều tiêu thụ chậm. Các nhà sản xuất đã điều tiết sản xuất theo tình hình tiêu thụ, nên lượng tồn kho đã giảm đi. Gạch ốp lát tồn kho khoảng 20 triệu m2, tương đương hai tháng sản xuất. Kính xây dựng tồn kho khoảng 10 - 12 triệu m2 quy tiêu chuẩn, tương đương 1,5 tháng sản xuất. Bên cạnh đó, hàng nhập lậu vẫn không giảm, tạo áp lực cạnh tranh bất lợi cho DN sản xuất trong nước. Tuy nhiên, cũng có một số DN vẫn duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh như Tổng công ty Viglacera chạy  gần 90% công suất các dây chuyền, xuất khẩu sản phẩm đạt 10 triệu USD.

 Ðánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh những tháng đầu năm, Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam Trần Văn Huynh cho rằng, một số lĩnh vực trong ngành VLXD đã có những chuyển biến. Nhờ đẩy mạnh xuất khẩu, xi-măng xuất khẩu chiếm 23% tổng lượng tiêu thụ. Một số nhà máy sản xuất bê-tông khí chưng áp (AAC) cũng tăng sản lượng lên mức 60 -70% công suất thiết kế. Gạch gốm ốp lát và sứ vệ sinh xuất khẩu cũng tăng 12% và 6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, các DN VLXD vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt và không phải toàn bộ các DN đã ổn định được sản xuất. Ðặc biệt là hai ngành kính xây dựng và vật liệu xây không nung khó khăn hơn cả. Sản lượng kính xây dựng chỉ đạt 50% tổng công suất, trong khi kính nhập khẩu vẫn gia tăng. Vật liệu xây không nung   chỉ đạt khoảng 30 - 40% công suất đối với dây chuyền sản xuất gạch xi-măng cốt liệu, dưới 20% đối với dây chuyền AAC. Các cơ sở sản xuất bê-tông bọt hầu như dừng sản xuất.

 Chủ tịch HÐQT Công ty CP gạch Khang Minh Ðặng Việt Lê  cho biết, hiện nay, công ty gần như là đơn vị sản xuất, kinh doanh gạch xi-măng cốt liệu duy nhất còn duy trì hoạt động. Còn lại hai dây chuyền của DN khác chỉ hoạt động cầm chừng ở mức có đơn hàng thì làm, không thì dừng hẳn. Hằng tháng, công ty cũng tiêu thụ được khoảng 5 triệu viên quy tiêu chuẩn, tương đương 35% công suất của nhà máy, chủ yếu do tìm được mối xuất khẩu. Tiêu thụ trong nước thấp hơn hẳn so cùng kỳ.

  
Sản xuất và tiêu thụ xi măng đang có những tín hiệu tích cực

 Tiết kiệm để giảm bớt khó khăn

 Trước tình hình vẫn hết sức khó khăn, trước mắt các DN sản xuất, kinh doanh VLXD đã và đang triển khai nhiều biện pháp, nỗ lực phấn đấu duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh. Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Viglacera Nguyễn Minh Tuấn cho biết, ưu tiên hàng đầu của Tổng công ty là chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật và chất lượng nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ðiều này được thể hiện bằng việc đích thân đồng chí Tổng Giám đốc làm Trưởng ban phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty và giao các đồng chí Phó Tổng Giám đốc  làm trưởng bốn tiểu ban phát triển các nhóm ngành, sản phẩm. Hình thành các nhóm chuyên trách các lĩnh vực nhằm tăng cường chuyên môn hóa nhiều lĩnh vực sản phẩm. Chẳng hạn như trong lĩnh vực sứ, sen vòi, Tổng công ty đã thành lập riêng một công ty chuyên về lĩnh vực này, trong đó phân vùng các đơn vị thành viên chuyên sản xuất loại sản phẩm này, còn thành lập riêng một công ty thương mại trong lĩnh vực sứ, sen vòi chuyên trách lo "đầu ra" cho loại mặt hàng này nhằm bảo đảm tốt nhất hiệu quả kinh doanh, tái đầu tư sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, Tổng công ty đã chỉ đạo chủ động tạm dừng sản xuất để tập trung chiều sâu, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị máy móc, giảm chi phí đầu vào vật tư, nguyên, nhiên liệu; rà soát phương án sản phẩm, giảm hàng tồn kho và đẩy mạnh công tác thu hồi nợ... Kết quả sáu tháng đầu năm, Tổng công ty có giá trị sản xuất kinh doanh đạt 101% và tăng 5% so với cùng kỳ, nộp ngân sách nhà nước 185 tỷ đồng; tạo việc làm ổn định cho gần 12 nghìn lao động. Lợi nhuận trước thuế bằng 237% so với kế hoạch. Tính đến thời điểm này, toàn Tổng công ty đã tiết kiệm được gần 60 tỷ đồng.

 Tương tự, Chủ tịch HÐQT Công ty CP gạch Khang Minh Ðặng Việt Lê chia sẻ, với thế mạnh trong sản xuất gạch xi-măng cốt liệu với nhiều ưu điểm như: Chống thấm tốt, tăng cường khả năng chịu lực, thi công nhanh nên sản phẩm của công ty đã phần nào được một số DN và thị trường chấp nhận. Hiện nay, công ty tiếp tục tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn gia tăng những ưu đãi cho khách hàng (chiết khấu, giao hàng...), góp phần giảm chi phí đầu tư. Tình hình giá xăng, điện biến động vừa qua chắc chắn sẽ tăng thêm khó khăn cho DN, do vậy DN cũng rất mong chờ các chính sách tháo gỡ khó khăn từ phía các bộ, ngành liên quan, nhất là việc triển khai các nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, tạo điều kiện khơi thông thị trường bất động sản vốn đang ảm đạm.

 Các DN xi-măng thực hiện chính sách tiết kiệm vì nguyên, nhiên, vật liệu chiếm tới 50% giá thành sản phẩm. Chánh Văn phòng Công ty TNHH một thành viên Xi-măng Vicem Hoàng Thạch Phạm Huy Thọ cho biết, công ty đã lên phương án khoán, tiết kiệm cụ thể đến từng công đoạn, đơn vị. Triệt để tiết kiệm khoán điện dựa trên năng lực của thiết bị và công nghệ tiên tiến.  Khoán pha trộn phụ gia và tiết kiệm điện tại các văn phòng làm việc... Ðồng thời hằng tháng, Giám đốc công ty sẽ họp đánh giá và có chế độ thưởng phạt đối với các đơn vị trong việc thực hành tiết kiệm. Hiện nay, công ty đang tăng cường áp dụng các sáng kiến khoa học kỹ thuật, vừa triển khai, vừa đánh giá một số chương trình: đốt trấu thay than, dùng dầu FOR (loại rẻ hơn dầu FO) để khởi động lò nung, áp dụng đề tài khoa học của Trường đại học Bách khoa Hà Nội trong công đoạn pha trộn phụ gia nhằm hạ giá thành nhưng vẫn bảo đảm chất lượng sản phẩm.

 Ðể hỗ trợ các DN VLXD trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) Lê Văn Tới cho biết, Bộ sẽ tăng cường rà soát, kiểm tra việc thực hiện Quyết định 567/QÐ-TTg ngày 28-4-2010, Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16-4-2012 về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung và Thông tư 09/2012/TT-BXD về quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng. Ðồng thời sẽ siết chặt các quy hoạch về phát triển các loại VLXD, nhằm tránh gia tăng áp lực cạnh tranh và tiêu thụ trên thị trường. Bảy tháng đầu năm 2013, cả nước đã xuất khẩu 6,79 triệu tấn sản phẩm xi-măng (bao gồm clanh-ke và xi-măng); dự báo cả năm 2013 con số đó sẽ lên tới hơn 10 triệu tấn. Tuy nhiên, cần nâng cao vai trò của Hội, hiệp hội trong liên kết DN xuất khẩu VLXD,  các DN VLXD nên ngồi lại với nhau, tìm giải pháp phù hợp, tránh việc bị các bạn hàng nước ngoài ép giá, dẫn đến hiệu quả xuất khẩu không cao. Cùng với việc triển khai gói hỗ trợ nhà ở và một số tín hiệu tích cực gần đây từ thị trường bất động sản, hy vọng các DN VLXD sẽ bớt khó khăn, từng bước duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh.

Theo Nhân dân *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?