Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Biến động thị trường

Gạch không nung xi măng cốt liệu: Sự lựa chọn mới phù hợp

26/12/2012 2:03:50 PM

Việc Bộ Xây dựng ban hành thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11 qui định sử dụng vật liệu xây dựng không nung (VLXDKN) trong các công trình xây dựng đã một lần nữa khẳng định thêm quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy sự phát triển của VLXDKN

Để các qui định của thông tư thực sự đi vào đời sống thực tế cần phải có thời gian. Tuy nhiên, trước đó người tiêu dùng cũng phần nào nhận thức được tính ưu việt của VLXDKN và đặc biệt là gạch xi măng cốt liệu (XMCL) – sản phẩm chủ đạo trong các dòng gạch không nung – so trong gạch nung truyền thống.


Nhà máy gạch không khói của Khang Minh.

Trước nhất, xét về quy hoạch vùng nguyên liệu để sản xuất gạch: Ai cũng biết, nguồn nguyên liệu chính để sản xuất gạch đất nung là đất sét từ đất canh tác nông nghiệp, đất bãi bồi ven sông, đất đồi. Trong nhiều năm qua, do bị khai thác tràn lan, thiếu kiểm soát, diện tích đất canh tác bị xâm hại quá lớn, gây sụt giảm nghiêm trọng đến diện tích trồng cây nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia. Bên cạnh đó, với tốc độ khai thác đất bãi bồi ven sông như hiện nay để sản xuất gạch đã đem lại hệ lụy không nhỏ đến môi trường ven sông, gây nên tình trạng sụt lở đất ven sông, tác động đến an sinh của người dân. Rõ ràng, nguyên liệu để sản xuất gạch đất nung trong tương lai không thật sự dồi dào. Vì vậy, mặc dù là một sản phẩm gắn liền với đời sống nhân dân từ lâu đời, nhưng sản phẩm gạch đất nung cần được hạn chế ở mức độ cần thiết để đảm bảo môi trường sống, an sinh xã hội và xu hướng phát triển bền vững. Khác với gạch đất sét nung, gạch không nung XMCL (theo Định hướng phát triển VLXDKN của Chính phủ, sản phẩm gạch không nung XMCL chiếm tỷ trọng cao, 70%) có nguyên liệu chính là đá mạt, phụ phẩm cuối cùng của các đơn vị khai thác đá, nên hầu hết những địa phương có mỏ đá vôi đều có thể tổ chức, quy hoạch sản xuất gạch XMCL. Tại miền Bắc, một số địa phương có điều kiện phù hợp cho việc phát triển sản xuất gạch XMCL như Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và nhất là Hà Nam. Như vậy, có thể nhận thấy vùng nguyên liệu để sản xuất gạch XMCL dồi dào và thuận lợi hơn so với nguồn nguyên liệu để sản xuất gạch đất nung. Đây là một lợi thế rất lớn khiến cho gạch XMCL có nguồn cung cấp dồi dào, sản phẩm chất lượng cao, giá cả cạnh tranh.

Thứ hai, ở khía cạnh công nghệ sản xuất: Dù trong vài năm gần đây công nghệ sản xuất gạch đất sét nung đã có nhiều cải tiến như sản xuất bằng lo tuynen hay lò vòng nhưng vẫn phải sử dụng than làm nguyên liệu đầu vào để nung đốt nên vẫn gây ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, nguồn than tại Việt Nam ngày càng trở nên khan hiếm và thực tế hiện nay nước ta đã phải nhập khẩu than cho một số ngành như nhiệt điện, thép, công nghiệp luyện thép và xi măng… Điều này góp phần đẩy giá thành gạch nung lên cao và về lâu dài việc tiếp tục sản xuất, sử dụng loại sản phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến an ninh năng lượng. Trong khi đó, gạch XMCL sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại, sản phẩm được cấu thành từ máy rung ép thủy lực, không gây khói bụi, bảo vệ môi trường.

Một yếu tố cần được nhắc đến trong công nghệ sản xuất chính là suất đầu tư. Để vận hành một nhà máy sản xuất gạch đất sét nung bằng công nghệ tuynen với tổng công suất khoảng 30 triệu viên/năm cần ít nhất 30 tỷ đồng. Tuy nhiên cùng số tiền đầu tư đó, một nhà máy sản xuất gạch XMCL có thể cho công suất 60 triệu viên QTC/năm. Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy các chỉ tiêu về suất đầu tư, công suất sản xuất, điều kiện sản xuất của gạch XMCL đều thuận lợi và có tính cạnh tranh cao hơn so với gạch nung. Bên cạnh đó, nhà máy sản xuất gạch XMCL cũng có lợi thế lớn về việc tiết kiệm quỹ đất phát triển.

Thứ ba, gạch XMCL có ưu thế nổi trội hơn hẳn gạch đất nung về chất lượng và tính ứng dụng của sản phẩm. Cụ thể, gạch XMCL có cường độ chịu lực cao; chống thấm tốt; mẫu mã, kích thước đa dạng; giá cả cạnh tranh, ổn định; sản lượng lớn; giảm thời gian thi công, tiết kiệm chi phí; công cụ, vật tư, thói quen, kỹ thuật thi công đơn giản; dễ dàng trong quản lý và thân thiện với môi trường.

Với nhiều lợi thế cạnh tranh nói trên, cùng với định hướng khuyến khích phát triển của Chính phủ, gạch không nung XMCL đang ngày càng trở nên thông dụng, được nhiều chủ đầu tư, nhà thầu và người tiêu dùng tin dùng khi thỏa mãn tốt các yếu tố là sản phẩm văn minh, chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng và giá thành rẻ.

Theo baoxaydung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?