Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xây dựng

20/12/2011 8:33:20 AM

Cuộc trao đổi công khai, dân chủ, thẳng thắn tại Diễn đàn Hội nghị DN xây dựng 2011 giữa Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng và các DN đã làm rõ những vấn đề mà Bộ Xây dựng tới đây sẽ tập trung nghiên cứu tháo gỡ nhằm hướng tới việc xây dựng một thị trường lành mạnh, trong đó yếu tố quản lý nhà nước được coi như “kim chỉ nam”.




Hoàn thiện cơ chế


Ngay trong phần phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định: “Đối mặt với tình trạng cắt giảm đầu tư công, chắc chắn tới đây nguồn vốn cho phát triển công trình giảm, nguồn cung về vốn giảm, lãi suất tín dụng cao nên tới đây các DN ngành Xây dựng buộc phải đối mặt với những khó khăn thách thức chưa có tiền lệ… Trọng trách trên vai các DN ngành Xây dựng sẽ ngày một lớn hơn và đương nhiên cũng nặng nề hơn, bởi cùng lúc vừa phải đáp ứng nhiệm vụ Chính phủ giao phó, vừa phải tiếp tục tìm kiếm cơ hội phát triển trong khó khăn”.

Ông Đoàn Châu Phong- Phó TGĐ TCty Vinaconex “mở màn” phần tham luận của các DN BĐS khá thẳng thắn: “Cần thấy rằng phải có các điều tra xã hội học về nhân khẩu, thu nhập, nhu cầu về nhà ở theo phân khúc một cách chính xác để làm định hướng lập chiến lược phát triển nhà ở cho các đối tượng dân cư tại từng địa bàn khu vực khác nhau”.

Ông Phong cũng cho rằng, bên cạnh yếu cầu kiểm soát chặt chẽ hơn nữa công tác phê duyệt quy hoạch nhằm hạn chế tác hại của cơ chế “xin – cho”, thì công tác GPMB vẫn tồn tại những bất cập, trong đó nổi lên yêu cầu cần hạn chế tối đa việc sinh lời từ đất mà trong đó phần lời chỉ nghiêng về các chủ dự án mà quên đi quyền lợi của người bị thu hồi đất, sinh ra sự bất công bằng xã hội.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn –Phó GĐ Sở Xây dựng Hà Nội bày tỏ một số kiến nghị: Hiện nhiều DN có nguồn tiền để đầu tư nhưng lại rất băn khoăn bỏ vốn ra vì thủ tục hướng dẫn còn thiếu thống nhất. Hoặc trong công tác quản lý chung cư, ban quản lý chung cư hầu như không được nắm phần phí bảo trì 2% để lại nên khi có sự cố xảy ra không có nguồn để xử lý. Hoặc các vấn đề nóng bỏng không kém khác như phí dịch vụ chung cư, cơ chế trách nhiệm của thành phần người nước ngoài trong các ban quản lý chung cư hiện cũng chưa có hướng dẫn chi tiết, gây lúng túng trong quá trình thực hiện .

Cũng bàn về nội dung sao cho cơ chế chính sách về nhà ở xã hội tăng tính thực tế, phù hợp với khả năng thanh khoản của các đối tượng thụ hưởng, ông Đoàn Châu Phong cho rằng, cần phải xem xét lại các tiêu chí để được mua nhà ở xã hội một cách thực tế hơn, chứ không phải chỉ căn cứ “mức thu nhập hàng tháng dưới mức bình quân” theo quy định của UBND TP. Bởi nếu như vậy thì các đối tượng này chỉ đủ tiền thuê nhà chứ chưa thể có tiền tiết kiệm để dành hàng tháng phục vụ mục đích mua nhà.

Về những bất cập trong việc tính thuế thu nhập cá nhân phát sinh trong chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà, bà Châu Thu Nga – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Nhà Đất cho rằng mức thuế suất 2% tổng giá mua ghi trong hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là không phù hợp. Còn trong tình trạng thị trường nhà đất khó khăn như hiện nay, việc thực hiện Nghị định 69/CP quy định DN phải đóng tiền sử dụng đất theo giá thị trường sẽ khiến nhiều chủ đầu tư đã bán nhà ở mà chưa đóng tiền sử dụng đất sẽ bị lỗ…

Vì một môi trường xây dựng lành mạnh

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã chỉ rõ lịch trình khá cụ thể về danh mục các đầu việc lớn mang tính chất đổi mới mạnh mẽ về xây dựng thể chế, chính sách quản lý mà Bộ Xây dựng cam kết sẽ đẩy mạnh thực hiện trong năm 2012, tất cả “Vì một thị trường BĐS vì lợi ích của nhà nước, của nhân dân và của DN” . Cụ thể như sau: Trong vòng 6 tháng đầu năm 2010, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp bàn bạc với các ngân hàng để đi đến thống nhất các vấn đề nội hàm trong việc xây dựng Quỹ Tiết kiệm nhà ở, sau đó sẽ kiến nghị Chính phủ đẩy mạnh triển khai thực hiện. Chính sách cho các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội cũng được Bộ trưởng khẳng định sẽ đẩy mạnh xây dựng hoàn thiện cơ chế trong năm 2012 tới.

Trong bầu không khí đối thoại dân chủ, trên tinh thần đưa Bộ Xây dựng trở thành “Ngôi nhà chung” của tất cả các DN Xây dựng, đầu tư kinh doanh BĐS thuộc tất cả các thành phần kinh tế trên mọi miền Tổ quốc, các DN đã mạnh dạn kiến nghị những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững cho thị trường BĐS. “Mọi ý kiến có tính chất xây dựng nhằm hướng thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh, giá cả hợp lý sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Và ngược lại, nếu thị trường BĐS thiếu ổn định sẽ ảnh hưởng tiêu cực trên phạm vi lớn, thậm chí có thể trở thành nhân tố gây ra lạm phát cao, tác động xấu lan truyền đến các tổ chức tín dụng và ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển kinh tế lớn hơn của đất nước”.Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nói.

Nhằm khắc phục những yếu kém, tồn tại của thị trường BĐS hiện nay, tạo điều kiện cho thị trường BĐS phát triển lành mạnh và bền vững, Chỉ thị của Chính phủ yêu cầu phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý, kiểm soát thị trường BĐS; nâng cao vai trò trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương trong việc kiểm tra thẩm định cho phép đầu tư các dự án phát triển nhà ở, đầu tư kinh doanh BĐS; thực hiện tái cơ cấu hàng hóa BĐS cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, đồng thời đẩy mạnh phát triển các loại hình nhà ở xã hội có sự tham gia điều tiết của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội..

Rà soát các dự án, tăng cường quản lý thị trường BĐS


Trước những diễn biến phức tạp, không ổn định của thị trường BĐS hiện nay, các DN đầu tư kinh doanh BĐS đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thua lỗ, thậm chí phải phá sản, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng nhận định: Thị trường BĐS hiện nay đóng băng cũng có 2 mặt, mặt tích cực là phản ánh đúng sự thực, mặt không tích cực là làm kinh tế khó khăn thêm gây nhiều vấn đề xã hội và các vấn đề khác. Những nguyên nhân tồn tại yếu kém đã rất rõ trong Chỉ thị của Chính phủ về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường BĐS, có nguyên nhân từ quản lý Nhà nước có nguyên nhân từ thế chế ,hệ thống pháp luật và nguyên nhân từ các chủ đầu tư. Kinh tế BĐS, thị trường BĐS không thể tách rời kinh tế vĩ mô , sự khó khăn của kinh tế hiện nay tác động rất nhiều kinh tế thế giới cũng như tồn tại nội sinh trong nước nên cũng bị ảnh hưởng. Ảnh hưởng đến nay cũng chưa phải là nhiều, nếu cứ để kéo dài như thời gian vừa rồi thì thiệt hại còn lớn nữa. Cùng với việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về nhà ở và kinh doanh BĐS, tới đây Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương có nhiều dự án đầu tư kinh doanh BĐS sẽ tiến hành rà soát các dự án phát triển nhà ở đang triển khai, các dự án đã giao nhưng chậm triển khai để phân loại các dự án, dự án nào tiếp tục triển khai, dự án nàotạm dừng, dự án nào cần điều chỉnh cơ cấu, loại hình nhà ở cho phù hợp với nhu cầu thị trường, phù hợp kế hoạch phát triển nhà ở của các địa phương. Đồng thời yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định dành 20% diện tích đất xây dựng nhà ở đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng cho rằng: Theo quy luật phát triển bao giờ cũng có DN phát triển có DN phá sản. Việc phá sản là chuyện bình thường, nhưng phá sản nhiều hay ít thì lại phải cần nghiên cứu. Trong thời gian này rất khó khăn nếu không có giải pháp hữu hiệu và thực tế thì có thể sẽ có nhiều DN phá sản, điều đó không mong muốn. Chính phủ và Bộ Xây dựng cũng như các ngành các cấp đang rất quyết tâm giải quyết vấn đề này.

Nhận định về tình hình thị trường BĐS năm 2012, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng: mặc dù hiện nay tình hình kinh tế vẫn đang đúng mục tiêu đề ra về kiềm chế lạm phát; ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm an sinh xã hội nhưng nguy cơ mất ổn định vẫn chưa hết. Đặc biệt là tác động của suy thoái kinh tế thế giới cũng như những nội tạng của chúng ta hiện nay nên kinh tế của chúng ta năm 2012 không đặt mục tiêu tăng trưởng cao mà đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát, có mức tăng trưởng hợp lý. Cho nên cũng tác động ngay đến thị trường BĐS năm 2012. Hiện nay chúng ta đang rất khó khăn, thì năm 2012 chúng ta tiếp tục chịu đựng, ít nhất là 6 tháng. Chính vì vậy Bộ trưởng cũng yêu cầu, các DN đầu tư kinh doanh BĐS phải lựa chọn lĩnh vực có hiệu quả, có nhu cầu, tái cơ cấu lại sản phẩm của mình, đặc biệt là phân khúc nhà bình dân, thu nhập thấp cho hợp lý.

Theo baoxaydung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?