Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Biến động thị trường

Nội địa hóa Thiết bị cho nhà máy nhiệt điện: Mỗi năm sẽ giảm nhập siêu 1,4 tỷ USD

22/06/2011 10:44:22 AM

Theo quy hoạch, đến năm 2030, Việt Nam sẽ xây dựng khoảng 58 nhà máy nhiệt điện (NMNĐ). Tổng nguồn vốn cần để đầu tư xây dựng sẽ khoảng 90 tỷ USD, trong đó, tỷ trọng vốn đầu tư cho phần thiết bị của các dự án thường chiếm từ 60 - 70% tổng vốn đầu tư dự án, tương đương khoảng 65 tỷ USD. Đây là tiềm năng, cũng là cơ hội lớn cho các DN cơ khí trong nước tham gia cung cấp thiết bị cho các NMNĐ.

Thế nhưng hiện nay, hầu hết các dây chuyền thiết bị NMNĐ tại Việt Nam đều do nước ngoài đảm nhận tổng thầu EPC, trong đó hơn 90% là các nhà thầu Trung Quốc. Nhà thầu này khi thi công dự án đã đem sang từ lao động đến các nguyên vật liệu thô, vật tư, thiết bị mà Việt Nam có thể đáp ứng được. Như vậy, chúng ta đầu tư xây dựng NMNĐ nhưng lại không tạo được công ăn việc làm cho DN, người lao động trong nước mà lại tạo việc làm và doanh thu cho ngành cơ khí Trung Quốc. Một số DN trong nước đã được giao làm tổng thầu EPC như TCty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), TCty CP Xây lắp dầu khí (PVC)… nhưng phần cung cấp thiết bị vẫn do các nhà thầu nước ngoài đảm nhận. Trong khi đó, các DN cơ khí trong nước đã và đang chứng tỏ được năng lực để có thể thực hiện tốt việc thiết kế, cung cấp một số hạng mục thiết bị cho NMNĐ. Về năng lực chế tạo, LILAMA đủ khả năng để chế tạo máy móc siêu trường siêu trọng, bình bồn cỡ lớn, bình bồn áp lực, máy hàn, cắt kim loại tự động, máy gia công cơ khí cỡ lớn… Công suất chế tạo đạt khoảng 100 nghìn tấn kết cấu/năm. LILAMA là DN cơ khí hàng đầu Việt Nam đã và đang làm tổng thầu EPC các dự án lớn như nhiệt điện Uông Bí 1, nhiệt điện Phú Mỹ, Cà Mau, Vũng Áng 1, chứng tỏ được năng lực chế tạo thiết bị cơ khí thủy công đồng bộ cho dự án thủy điện Đồng Nai 3 và 4… TCty Cơ khí xây dựng (COMA) cũng là đơn vị có khả năng lắp đặt đồng bộ các thiết bị cho NMNĐ, công suất chế tạo khoảng 50 nghìn tấn kết cấu/năm. Một số DN cơ khí khác như TCty Máy và thiết bị công nghiệp, TCty Xây dựng công nghiệp Việt Nam, TCty AGRIMECO, Viện Nghiên cứu cơ khí cũng đã chứng tỏ được khả năng của mình trong việc chế tạo thiết bị cho NMNĐ.
Chúng ta đầu tư xây dựng NMNĐ nhưng lại không tạo được việc làm cho người lao động trong nước mà lại tạo việc làm và doanh thu cho ngành cơ khí Trung Quốc.

Từ thực tế trên, ông Nguyễn Chỉ Sáng (Viện Nghiên cứu cơ khí) khẳng định: Nội địa hóa thiết bị phụ một số NMNĐ là cần thiết góp phần phát triển ngành công nghiệp cơ khí trong nước. Không chỉ có vậy, nếu từ nay đến năm 2030, chúng ta đầu tư 90 tỷ USD xây dựng các NMNĐ, nếu ngành cơ khí trong nước được đảm nhận chế tạo cung cấp dây chuyền thiết bị phụ thì có thể tạo ra 27 tỷ USD. Từ đó có thể tạo ra hàng triệu việc làm mỗi năm. Với 27 tỷ USD trong vòng 19 năm, mỗi năm có thể góp phần giảm nhập siêu khoảng 1,4 tỷ USD.

Viện Nghiên cứu cơ khí cũng đang xây dựng cơ chế chính sách nội địa hóa thiết bị phụ cho NMNĐ. Theo đó, các thiết bị nội địa hóa cần được tách ra độc lập với gói thầu thiết bị chính từ giai đoạn lập kế hoạch đấu thầu dự án. Việc nội địa hóa sẽ được thực hiện theo nguyên tắc: các dự án đầu tiên mua thiết kế, nhà thầu nước ngoài bảo hành các chỉ tiêu, thông số thiết bị; các dự án sau thực hiện bởi chính các nhà thầu trong nước. Trình tự nội địa hóa sẽ được chia làm hai giai đoạn để thực hiện. Giai đoạn 1 áp dụng cho các dự án NMNĐ Cẩm Phả 3, Vĩnh Tân 4, Long Phú 3. Giai đoạn 2 áp dụng cho dự án Hải Phòng 3, Sông Hậu 1, Quảng Trạch 2…

Từ thực tế trên, để phát triển thị trường cơ khí chế tạo nói chung, nội địa hóa thiết bị nhiệt điện nói riêng, rất cần có một cơ chế chính sách ưu đãi từ Chính phủ.

NQ_Theo,baoxaydung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?