Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

“Vừa nhập, vừa xuất khẩu than là bình thường”

21/06/2011 7:17:44 AM

Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), ông Vũ Mạnh Hùng, vừa có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh những ý kiến trái chiều trước việc TKV cho nhập gần 10 nghìn tấn than vào ngày 13/6 vừa qua.

Ông Hùng nói:

- Việc chúng tôi tiến hành nhập khẩu than là có hai mục đích. Một là vì TKV vẫn là một doanh nghiệp, nên phải tính đến bài toán lợi nhuận, hiệu quả của doanh nghiệp.

Đồng thời, với tư cách là doanh nghiệp Nhà nước thì chúng tôi vẫn phải đáp ứng những đòi hỏi, nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia.

Lượng than nhập khẩu vừa qua được chúng tôi giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư khoáng sản than Đông Bắc tiếp nhận, sau đó phân phối cho các nhà máy nhiệt điện mới ở Nam Trung Bộ.

Dự kiến số lượng than nhập khẩu từ nay đến năm 2012 khoảng 10 triệu tấn/năm và sẽ tăng dần từng năm. Đến năm 2020, dự kiến chúng tôi sẽ nhập về khoảng 100 triệu tấn/năm, trong đó phần lớn là than bituminous có nhiệt năng từ 5.000 - 6.000 kcal/kg (cơ sở không khí khô) để cấp cho các nhà máy nhiệt điện.

Số lượng nhập khẩu than vừa qua chỉ chưa đến 10 nghìn tấn, thực chất là không nhiều. Vậy ý nghĩa lợi nhuận như ông nói ở đây liệu có không?

Số lượng than nhập khẩu vừa rồi là không lớn, nhưng nó có một ý nghĩa nhất định, đặc biệt là giúp TKV tạo ra một kênh thương mại để sau này Việt Nam có thể nhập khẩu nhiều hơn.

Nhưng hiện nay chúng ta vẫn được biết đến như là một quốc gia xuất khẩu than có tiếng. Việc nhập khẩu than vừa qua liệu có là nghịch lý?

Theo tôi thì không hẳn như thế.

Hiện nay chúng ta đang xuất khẩu những loại than mà trong nước hiện chưa dùng đến, có chất lượng tốt và giá thì lại cao. Loại thứ hai là quá xấu, không sử dụng đến. Hiện chỉ có một số dự án của TKV mới dùng đến loại than này, nên phải xuất khẩu để tăng doanh thu.

Vừa nhập, vừa xuất là chuyện hoàn toàn bình thường của một doanh nghiệp kinh doanh, không có gì là nghịch lý.

Nhưng hiện nhiều quốc gia trên thế giới họ đã có nhiều kinh nghiệm và thế mạnh trong nhập khẩu than. Liệu TKV có theo kịp và đáp ứng được các điều kiện của bên bán?

Việc nhập khẩu than là rất khó khăn vì chúng ta tham gia rất muộn, trong khi lợi thế nhập khẩu của chúng ta lại thua xa nhiều quốc gia. Đây là một vấn đề buộc chúng tôi phải nghiên cứu kỹ để đề xuất với Chính phủ có cơ chế phù hợp.

Căn cứ vào khả năng sản xuất và nhu cầu sử dụng thì đến năm 2015, Việt Nam sẽ thiếu than và số lượng thiếu hụt tăng dần theo từng năm. Cụ thể là năm 2015 thiếu 5,8 triệu tấn; năm 2016 thiếu 25 triệu tấn…, và đến năm 2020 lên tới 66 triệu tấn.

Như vậy, từ năm 2015, Việt Nam sẽ nhập khẩu than, khoảng 6 triệu tấn, sau đó tăng dần lên theo các năm tùy thuộc vào tiến độ sử dụng than, chủ yếu của các nhà máy điện chạy than.

Vậy làm thế nào để mình cạnh tranh được với các nước khác khi mà chúng ta vào cuộc chậm trong việc nhập khẩu than như ông nói?

Việt Nam chắc chắn sẽ không có kinh nghiệm bằng các nước từ trước đến nay chuyện nhập khẩu than như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…

Và trong bối cảnh thị trường thế giới tới thời điểm đó sẽ trở nên khan hiếm, thị phần nhập khẩu than năng lượng của Australia, Indonesia chủ yếu do Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… nắm giữ, nên việc đàm phán mua than với số lượng lớn là rất khó khăn.

Do đó, muốn có nguồn than lớn từ nước ngoài trong tương lai một cách ổn định thì cần phải mua mỏ, mua quyền khai thác mỏ, hoặc cổ phần sở hữu mỏ than ở nước ngoài.

Nếu khó khăn thế thì liệu tiềm lực tài chính của KV có đủ mạnh để tham gia các hợp đồng nhập khẩu lớn như vậy?

Nguồn tài chính thì chúng tôi có thể thu xếp được bằng vốn của tập đoàn và các khoản ứng trước từ hợp đồng lâu dài với các hộ sử dụng than.

Trong thời gian tới, để giải bài toán lợi nhuận, chiến lược của TKV là sẽ phát triển mạnh về nhập khẩu - kinh doanh than hay phát triển các mỏ mới trong nước?

Tất nhiên là chúng tôi vẫn phải hạn chế nhập khẩu than. Và để đạt được mục tiêu đó, một số dự án đầu tư khai thác mỏ than đã và đang được TKV tập trung nỗ lực để triển khai.

Chẳng hạn như dự án đầu tư khai thác mỏ than Khe Chàm 3 với công suất mỏ là 2,5 triệu tấn/năm, khoảng cuối năm 2014 đầu 2015 sẽ ra than; dự án khai thác hầm lò mỏ Núi Béo công suất 2 triệu tấn/năm, dự án khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm với công suất 3,5 triệu tấn/năm... và đặc biệt là dự án khai thác bể than đồng bằng sông Hồng.

LT_nguồn vneconomy

 

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?