Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Nghiên cứu thử nghiệm

Dân quê làm… “nhà máy điện”

05/06/2011 5:54:50 PM

Gần đây, người dân xã Thái Giang vốn chỉ quen với việc cày cấy ở vùng chiêm trũng Thái Bình bỗng xôn xao khi có một "nhà máy" phát điện đột ngột xuất hiện.


Lạ lùng hơn,“nhà máy" điện ấy lại được chế tạo bởi một người nông dân chính hiệu - anh Bùi Xuân Kiên, ở xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.



Nhà máy điện khép kín

Những ngày đầu hè nắng nóng, mất điện, cả xã Thái Giang như hừng hực lên trong không khí oi bức của mùa hè thì chỉ duy có nhà anh Bùi Xuân Kiên sáng rực điện, quạt chạy như thường.

Những người ở xa đến thăm họ hàng trong làng thì chép miệng bảo, nông thôn bây giờ đời sống khấm khá, có cả bình ắc quy dăm ba triệu để xài những ngày mất điện. Còn những người hàng xóm thì xì xào bàn tán, rủ nhau sang nhà anh Kiên xin đấu điện về cắm cái quạt cho con trẻ ngủ. Nhưng rồi ai cũng bất ngờ khi chẳng thấy có bình ắc quy hay bộ kích điện nào trong nhà anh Kiên cả. Chỉ có mấy cái lò lớn, nhỏ, cái vòng tua bin chạy xình xịch, hơi nước phả lên trời... mà làm ra điện sáng trưng cả nhà. Người nọ rỉ tai người kia, cuối cùng chuyện về anh nông dân ở Thái Giang tự sản xuất ra điện ầm ĩ khắp cả vùng. Người ta thi nhau đến tận nơi xem thực hư đồn thổi về "nhà máy" điện của anh Kiên.

Nằm ở một góc khiêm tốn trong chợ Sặt, "nhà máy" điện được đặt ngay trước cửa nhà anh Kiên với đủ cả lò nung, tua bin, nồi hơi, ống xả hơi nước... Anh Kiên dáng người cao gầy đang hì hụi bê những bao tải rác lên goòng, đẩy vào lò đốt. Đủ các loại rác từ rơm rạ, xương động vật, tóc, lốp cao su, mũ bảo hiểm, dép, xốp, vỏ trai hến, quần áo... được tống tất vào lò rực lửa.

Lò đốt được thiết kế 2 cửa, cửa trên là lò đốt chính, cửa dưới chỉ có tác dụng hỗ trợ cửa trên. Khi đưa rác vào lò, nhiệt độ đốt rác bao giờ cũng phải được đảm bảo ở mức cao khoảng 1.600 - 2.000 độ C (nếu nhiệt độ thấp, không đủ để phát điện). Với nhiệt độ này, toàn bộ rác thải được đốt sạch, tới mức không còn tro than. Nhiệt độ cao như vậy đảm bảo cho lượng hơi nước bay hơi nhanh trong nồi hơi, tạo nên áp lực làm quay tua bin, sau đó hơi nước tiếp tục được đưa quay về bể ngưng. Tại bể ngưng, nhiệt độ nước khoảng 90 độ C, anh Kiên tiếp tục sử dụng bơm áp lực tiếp nước vào nồi hơi. Nước sẽ sôi ngay nên lượng nhiệt không hề bị suy giảm. Toàn bộ hệ thống phát điện được anh Kiên thiết kế ngay trong mô hình này nên sau chuỗi tuần hoàn nhiệt và hơi nước, nguồn điện được sản sinh, đấu thẳng vào nhà.


Anh Bùi Xuân Kiên bên sáng chế độc đáo của mình.

1kg rác = 1,5 kW điện

Tuy nhiên, câu chuyện về anh nông dân mới học hết cấp 2 trường làng tự sản xuất điện từ rác thải hàng ngày dường như không mấy thuyết phục. Chỉ khi đến tận nơi, xem anh Kiên chạy "nhà máy" điện, người ta mới tin là thực.

Trong căn nhà rộng chừng 20m2 ở góc chợ ấy, chỉ toàn là những thanh sắt, lò nung lỉnh kỉnh khắp nơi. Bỏ ngôi nhà khang trang trong làng, một mình anh lọ mọ ở căn nhà nhỏ này để mày mò, nghiên cứu tìm ra mô hình phát điện này. 6 năm trời tập trung sáng chế, lắp lắp, tháo tháo... cuối cùng "nhà máy điện trong mơ" cũng thành hiện thực. "6 năm tập trung sáng chế ra mô hình này nhưng thực ra trước đó, tôi đã mất hơn 30 năm trong nghề nung, rèn, làm ra hàng nghìn cái lò khác nhau rồi mới có kinh nghiệm thực tế để làm mô hình sản xuất điện này", anh Kiên nói.

Một thân một mình, anh còn lặn lội lên tận Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh... để xem các nhà máy điện ở đó hoạt động thế nào. Anh mua sách về nhà tự học. Những kiến thức cơ bản về sự chuyển hóa của nhiệt năng thành cơ năng, thành điện năng cứ luẩn quẩn trong đầu anh cho tới khi chế tạo thành công mô hình phát điện này.

Với mô hình tuân theo sự chuyển hóa cơ bản của các dạng nhiệt năng, cơ năng, điện năng; sự tuần hoàn khép kín của hơi nước, anh Kiên tính toán việc xây dựng hệ thống sản xuất điện theo phương thức này là rẻ nhất hiện nay. Chỉ cần đầu tư xây dựng mô hình rồi tận dụng tất cả các loại rác thải là có thể sản xuất ra điện. "1kg rác sẽ được 1,5kW điện, 1kg gỗ sẽ được 4 - 5kW điện. Theo tính toán trên mô hình này thì giá điện sẽ rẻ hơn khoảng 80% so với hiện nay. Lượng nhân công để chạy mô hình này cũng rất ít, chỉ cần vài người phân loại rác, rồi dùng bồ cào đẩy vào goòng là rác sẽ tự động qua đường ray đưa vào lò đốt", anh Kiên phân tích.

100 triệu đồng xây "nhà máy" điện mini

Mô hình "nhà máy" điện của anh Kiên được đầu tư hết gần 100 triệu đồng. "Hiện mô hình này phục vụ được nhu cầu điện của khoảng 20 hộ gia đình. Rất nhiều người đến đây bảo, nếu đốt rác để sản xuất điện như vậy sẽ gây ô nhiễm môi trường, khói từ việc đốt rác sẽ làm ô nhiễm không khí cả vùng. Nhưng tôi đã xử lý được việc đó, lượng khói ban đầu khi đốt rác sẽ được đưa khép kín trở lại để sấy các goòng nhiên liệu chuẩn bị đốt. Còn khi nhiên liệu rác đã cháy hết không còn cả tro than thì đương nhiên không còn tí khói nào xả ra không khí. Chỉ có hơi nước của nhiên liệu khi được sấy bay lên không trung thôi", Xuân Kiên giải thích.

Mới ngoài 50 tuổi mà Bùi Xuân Kiên trông hom hem như ông lão ngoài 60. Có bao nhiêu tiền tích cóp, anh đều đổ vào mô hình "nhà máy" điện. Cả gia đình cho đó là việc "rồ dại", "dở hơi" nên chẳng ai tán thành. Thế là một mình anh ra căn nhà góc chợ ngày đêm miệt mài, lọ mọ với những chế tác cơ khí, những nghiên cứu sản xuất điện. Anh bảo: "Thêm dũng khí cho tôi trong những ngày ấy chỉ có duy nhất một người bạn thân. Người ấy luôn ủng hộ, động viên, an ủi tôi vượt qua mọi khó khăn. Mô hình này chính là nguồn điện của tương lai khi mà nguồn nhiên liệu hóa thạch đang cạn kiệt dần".

Việc mô hình "nhà máy" điện này có thực sự giảm giá thành sản xuất điện, hay là lời giải cho bài toán nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt? Có lẽ, rất cần sự khảo sát, lên tiếng của các nhà khoa học có uy tín. Tuy nhiên, chưa bàn đến việc vĩ mô là vấn đề môi trường hay là nguồn thay thế cho nhiệt điện đang cạn kiệt, mà chỉ riêng việc sử dụng nhiên liệu là rác thải - đã giải được bài toán về lượng rác thải khổng lồ đang làm đau đầu các nhà quản lý đô thị.

 Chỉ tay vào mô hình "nhà máy" điện đang gây xôn xao khắp vùng, Bùi Xuân Kiên giải thích: "Mô hình sản xuất điện này hoạt động theo quy trình tuần hoàn liên tục để sản xuất điện năng. Tuần hoàn nhiệt dựa trên cơ chế tận dụng ôxy tự nhiên biến nhiệt năng thành cơ năng, cơ năng thành điện năng. Còn hơi nước làm quay tua bin, đưa hơi nước ra bể ngưng rồi bơm vào nồi hơi. Với quy trình khép kín này thì gần như không tiêu hao nước trong nồi hơi".

NN_Theo Báo xây dựng

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?