Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Ngành Xây dựng: Cơ hội và thách thức khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN

07/07/2015 10:47:49 AM

Ngày 3/7, tại TPHCM, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh tại TPHCM đã phối hợp với Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam (VACC) tổ chức hội nghị với chủ đề “Ngành Xây dựng: Cơ hội và thách thức khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN có hiệu lực”.



Sắp tới, khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội mới nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức.

Tại Hội nghị, ông Phạm Văn Chắt, Báo cáo viên Bộ Công Thương về hội nhập kinh tế quốc tế đã tóm lược thông tin về tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Theo đó, các FTA và thỏa thuận của AEC đều thống nhất cắt giảm thuế nhập khẩu giữa các thành viên xuống còn 0 - 5%, đồng thời, ngay khi các FTA có hiệu lực thì 90 - 95% số dòng thuế nhập khẩu được đưa về 0%.

Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý sẽ ngày càng đơn giản, rõ ràng và dễ dự báo hơn, chuyển giao công nghệ trong hoạt động xây dựng thuận lợi hơn, thuế nhập khẩu giảm mạnh… Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội nhập khẩu kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại và vật liệu chất lượng cao mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa chế tạo hoặc sản xuất được.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể, việc cắt giảm thuế quan sẽ tạo thêm sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp xây dựng và sản xuất vật liệu trong nước, đồng thời phải chịu sức ép rất khốc liệt với nguyên liệu nhập khẩu từ EU, Nhật, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Bân cạnh đó, các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam có nguy cơ bị mất thị trường nội địa vào tay các doanh nghiệp ASEAN. Lý do là mặc dù các thỏa thuận thương mại chưa hiệu lực nhưng từ nhiều năm qua, hàng hóa gồm vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, máy móc công trình của các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Singapore… đã đổ bộ vào Việt Nam ào ạt.

Cùng với đó, trình độ của lao động ngành xây dựng Việt Nam và năng suất lao động thấp. Trong khi đó, cộng đồng AEC cho phép tự do di chuyển lao động có tay nghề nên Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự di chuyển lao động.

Theo ông Chắt, kinh tế Việt Nam sẽ phải thay đổi, mà trước hết là việc phải hình thành các trụ cột kinh tế, trong đó có ngành xây dựng. Thời gian cho các doanh nghiệp ngành xây dựng chuẩn bị không còn nhiều.

Ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty Xây dựng Conteccons, một trong những nhà thầu tư nhân lớn tại Việt Nam hiện nay, cho rằng để đủ sức hội nhập và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực khi AEC được thành lập vào cuối năm nay, các doanh nghiệp trong nước phải tích cực học hỏi kinh nghiệm, công nghệ từ các nhà thầu lớn của thế giới, để có thể đảm đương những công trình lớn, tầm cỡ.

Tại hội nghị, các chuyên gia cũng khuyến cáo các doanh nghiệp trong nước nên nhanh chóng tiến hành rà soát, tái cấu trúc, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp theo hướng khai thác tối đa lợi thế so sánh của mình, đồng thời mau chóng cập nhật công nghệ, kỹ thuật mới nhất trong ngành Xây dựng từ các nước tiên tiến, nâng cao năng suất lao động của công nhân, phương thức quản lý xây dựng… để “không bị chậm chân”.

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Xi Măng Tây Đô đưa vào sử dụng bến phao neo tàu phục vụ việc bốc dỡ nguyên liệu ()

Hội chợ triển lãm bất động sản Việt Nam 2015 diễn ra từ ngày 31/7 – 2/8 ()

Điểm tin trong tuần ()

Xuân Thành Group thông báo về việc đổi tên Công ty ()

Hội thảo “Xây dựng đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam 2015” ()

Bình Định di dời, tháo dỡ 186 lò nung gạch ngói thủ công ()

Điểm tin trong tuần ()

Ký kết hợp đồng cấp tín dụng nhà máy Xi măng Xuân Thành giai đoạn 2 ()

Quảng Bình: Yêu cầu kiểm tra việc khai thác tại các mỏ đá trên địa bàn tỉnh ()

Cemtech Asia lần thứ 6 diễn ra từ 21 - 24/6 ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?