Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Xu hướng phát triển vật liệu không nung trên thế giới

29/05/2015 10:28:58 AM

Không chỉ ở Việt Nam, hiện nay các nước đã và đang phát triển đều xem sản xuất và sử dụng vật liệu không nung là xu hướng tất yếu của xây dựng trong tương lai. Rất nhiều quốc gia trên Thế giới đã có những chính sách riêng nhằm hỗ trợ cho việc phát triển loại vật liệu thân thiện này dần thay thế vật liệu nung truyền thống.



Tại châu Âu và các nước phát triển ở châu Á, từ thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, ngành sản xuất vật liệu không nung đã phát triển mạnh, đến nay đã gần thay thế hoàn toàn gạch đất sét nung. Vật liệu không nung chiếm thị phần ngày càng lớn do chính phủ nhiều quốc gia sớm có những chính sách hỗ trợ để loại vật liệu này có thể cạnh tranh với vật liệu nung.

Điển hình như Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung ở 170 thành phố từ năm 2003. Thái Lan không ban hành chính sách khuyến khích vật liệu không nung, nhưng quản lý chặt việc sử dụng đất đai, do đó vật liệu nung có giá cao hơn rất nhiều vật liệu không nung. Bên cạnh đó, yếu tố thị trường điều tiết khiến công nghiệp vật liệu không nung ở Thái Lan rất phát triển, như bê tông nhẹ đã có cách đây 10 năm. Tại Ấn Độ, gạch không nung đang có xu hướng trở thành vật liệu phổ biến thứ hai sau gạch nung, chiếm khoảng 24% tổng vật liệu xây dựng.
 
Tại các nước phát triển, vật liệu không nung chiếm khoảng 60% tổng vật liệu xây dựng, gạch đất sét nung chỉ chiếm khoảng 10 - 15 %. Tại Mỹ, những chương trình xây dựng xanh đang có chiều hướng tăng với tốc độ đáng kể do chính sách ưu đãi và khuyến khích của chính quyền địa phương và liên bang, có tới 1/3 các công trình xây dựng thương mại mới là các công trình xanh, hoàn toàn xây dựng bởi vật liệu thân thiện với môi trường như vật liệu không nung. Trong 5 năm tới, hoạt động xây dựng xanh của khu vực thương mại dự kiến tăng gấp 3 lần, trị giá tới 120 - 145 tỷ USD trong xây dựng mới.
 
Ở Việt Nam, nhu cầu về vật liệu xây rất cao do nước ta đang trong giai đoạn phát triển. Dự báo nhu cầu năm 2020 khoảng 42 tỷ viên gạch, nhưng hiện tại sản xuất vật liệu không nung chỉ chiếm khoảng 8 - 10% tổng vật liệu xây. Tính đến năm 2014, về sản xuất gạch block cả nước có hơn 1.000 dây chuyền có công suất 7 triệu viên/năm trở lại; 50 dây chuyền công suất từ 7 - 40 triệu viên/năm.

Gạch AAC có 22 doanh nghiệp đầu tư dự án, trong đó có 9 nhà máy hoạt động. Gạch bê tông bọt 17 dây chuyền, nhưng hoạt động cầm chừng. Ở Việt Nam vật liệu không nung phát triển chậm do thói quen sử dụng gạch đất sét nung, người dân chưa quen với gạch không nung, chưa ý thức sử dụng như là một hành động bảo vệ môi trường; Chất lượng, giá thành gạch không nung chưa bằng hoặc rẻ hơn gạch đất sét nung. Trong khi gạch đất sét nung chất lượng tốt, giá thành rẻ; thiết bị đơn giản, đầu tư thấp, doanh nghiệp sản xuất gạch nung có lợi nhuận do không chịu thuế môi truờng, giá nguyên liệu, nhiên liệu và nhân công rẻ.Chính sách, quy hoạch và quản lý của Chính phủ về vật liệu không nung chưa kịp thời, đến năm 2010 Chính phủ có QĐ 567/QĐ-TTg về vật liệu không nung.
 
Sản xuất và sử dụng vật liệu không nung, xây dựng xanh, là xu thế tất yếu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự ra đời của Thông tư “Quy định sử dụng vật liệu không nung trong các công trình xây dựng” cùng những biện pháp cứng rắn của Chính phủ và sự quan tâm của người dân, hy vọng vật liệu không nung sẽ phát triển trong tương lai. 

Quỳnh Trang (TH)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?