Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường xi măng

Đánh giá thị trường xi măng Bangladesh

06/05/2015 2:16:48 PM

Với dân số trên 161 triệu người, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước và nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân tăng cao trong thời gian tới, Bangladesh là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu xi măng và clinker của các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất xi măng của Bangladesh được xếp ở vị trí 40 trên Thế giới, chiếm 9,1% GDP cho quốc gia Nam Á này. Được xem là khởi sắc trong vòng 5 năm trở lại đây, ngành công nghiệp xi măng của Bangladesh đã có những bước phát triển vượt bậc, bằng chứng là tốc độ đô thị hóa cùng hàng loạt các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại đất nước này.

Tính tới thời điểm này, Bangladesh hiện có 55 nhà máy sản xuất xi măng, tổng công suất ước đạt khoảng 25 triệu tấn xi măng thành phẩm/năm. Trong đó, có 34 nhà máy bao gồm cả nhà máy đa quốc gia, sản xuất nhằm mục đích thương mại.

Trong số 10 nhà máy sản xuất xi măng lớn nhất tại Bangladesh có 6 nhà nội địa, chiếm 85% tổng sản lượng xi măng và chi phối giá thành của mặt hàng xi măng tại Bangladesh.


Quý I/2015, tình hình xuất khẩu xi măng sang Bangladesh có dẫu hiệu giảm hơn so với cùng kỳ.

Phần lớn nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành sản xuất xi măng của Bangladesh phải nhập khẩu từ nước ngoài. Hiện tại Bangladesh chỉ sản xuất  2 loại xi măng chính là xi măng portland tổng hợp (PCC - với 65-80% clinker) và xi măng portland thường (OPC – với 95% clinker). Do yêu cầu sử dụng clinker để sản xuất PCC thấp hơn so với OPC nên xi măng PCC được sản xuất rộng rãi hơn tại Bangladesh, chiếm khoảng 95% tổng sản lượng xi măng của quốc gia này.

Theo đánh giá, nhu cầu về xi măng tại Bangladesh chủ yếu tập trung vào các dự án của Chính phủ, chiếm khoảng 40% lượng tiêu thụ xi măng trong nước, xây dựng các dự án bất động sản chiếm 35% và 25% dành cho xây dựng nhà ở. Quy luật tiêu thụ xi măng tại quốc gia Nam Á này sẽ tăng từ tháng 1 đến tháng 5, giảm dần từ tháng 6 đến tháng 9 và xuống thấp nhất từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm.

Theo Trung tâm Thương mại thế giới (ITC), Bangladeshlà thị trường nhập khẩu xi măng, clinker lớn thứ ba trong khu vực Nam Á, chiếm khoảng 1,1% thị phần nhập khẩu xi măng của toàn thế giới.

Theo dự báo của Công ty tài chính IDLC, trong thời gian tới, ngành công nghiệp sản xuất xi măng của Bangladesh sẽ tăng trưởng trong khoảng 5 - 10%/năm và bùng nổ với tốc độ 15 - 20% trong thời gian tiếp theo.


Năm
Kim ngạch xuất khẩu
(triệu USD)
Tăng giảm
(%)
Tỷ trọng trong tổng kim ngạch
xuất khẩu clinker Việt Nam (%)
2011
115,94
-
-
2012
204,26
76,2
-
2013
260,19
27,4
33,12
2014
322,85
24,1
35,37
QI/2015
70,1
-33,6 (cùng kỳ 2014)
35,4
Số liệu từ Tổng cục Hải Quan.

Tuy mặt hàng xi măng, clinker của Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang thị trường Bangladesh từ 5 năm trở lại đây song đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2014 là 30%/năm.

Năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu xi măng, clinker của Việt Nam đạt xấp xỉ 323 triệu USD, chiếm 35,37% tổng trị giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam ra nước ngoài. Bangladesh cũng là quốc gia đứng đầu về nhập khẩu xi măng, clinker của Việt Nam trong năm 2014.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu xi măng, clinker của Việt Nam sang Bangladesh quý I năm 2015 chỉ đạt 70,1 triệu USD, giảm 33,6% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu sụt giảm trong thời điểm được đánh giá là tập trung nhu cầu tiêu thụ xi măng cao nhất trong năm tại Bangladesh là dấu hiệu đáng lo ngại cho việc xuất khẩu nhóm hàng này.

Bên cạnh đó, sự trở lại thị trường thế giới của các nhà xuất khẩu có tính cạnh tranh cao về xi măng và clinker như Indonesia, Trung Quốc… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường thế giới nói chung và thị trường Bangladesh nói riêng.

Mặc dù vậy, do đặc thù về mùa vụ là nhu cầu tiêu thụ xi măng, clinker tại Bangladesh lên cao ngay sau khi hạ xuống thấp nhất vào cuối năm nên việc xuất khẩu nguyên phụ liệu phục vụ ngành sản xuất xi măng sang Bangladesh, đặc biệt là clinker, dự báo sẽ khởi sắc vào cuối năm 2015.

Để xuất khẩu các mặt hàng xi măng, clinker đạt hiệu quả hơn sang thị trường Nam Á này, các doanh nghiệp xi măng Việt Nam cần quan tâm, chú trọng đổi mới công nghệ sản xuất, áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện năng. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc giảm chi phí, giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh khi xuất khẩu.

Xi măng, clinker được xem là loại hàng hóa đặc thù, khối lượng lớn, không để được lâu, dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết… nên đòi hỏi cần được che chắn và bảo quản tốt. Vì vậy, chi phí vận chuyển, chuyên chở đối với mặt hàng này khá cao, đang chiếm tới 30% giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp cần hợp lý hóa quy trình vận chuyển để tiết kiệm thời gian, chi phí chuyên chở thông qua việc kết nối và sử dụng dịch vụ của các hãng vận tải lớn trong nước hoặc lưu ý khi sử dụng các hãng vận tải nước ngoài.

Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đảm bảo hàng hóa xuất đi luôn đồng đều, giữ chữ tín với nhà nhập khẩu nhằm tăng cường lượng khách hàng truyền thống cho hàng hóa của mình;

Cần lưu ý liên kết giữa nhà sản xuất và xuất khẩu, giữa các nhà xuất khẩu với nhau để có thể cung cấp kịp thời hàng hóa theo yêu cầu về số lượng, cũng như về thời gian; tìm kiếm những đối tác ổn định, có uy tín để ký hợp đồng cung cấp dài hạn và hạn chế những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu;

Liên tục cập nhật, nắm bắt diễn biến thị trường xi măng thế giới, khu vực, nhu cầu tại thị trường xuất khẩu để điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất, tăng giảm nguồn cung để tránh bị ép giá, giữ giá bán ổn định; có chiến lược dài hạn về hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tích cực tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại tại Bangladesh như tham gia hoặc gửi hàng mẫu tại các hội chợ, triển lãm lớn tại Bangladesh, đặc biệt là các hội chợ chuyên ngành về vật liệu xây dựng; tham gia chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia do Bộ Công Thương tổ chức; nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu, diễn biến của thị trường, các quy định nhập khẩu tại nước nhập khẩu thông qua các kênh thông tin chính thức.

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Tình hình thị trường xi măng tại Thụy Điển ()

Dự báo về tình hình tiêu thụ xi măng toàn cầu đến 2017 ()

Năm 2015 sẽ là một năm khó khăn nhất trong xuất khẩu xi măng ()

Xuất khẩu xi măng hướng tới tăng trưởng bền vững ()

Quý I/2015: Xuất khẩu xi măng và clinker đạt hơn 4,5 triệu tấn ()

2 tháng đầu năm 2015: Xuất khẩu xi măng và clinker sang Bangladesh giảm ()

Tháng 4: Dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng tăng nhẹ ()

Quý I/2015: Lượng tiêu thụ xi măng đạt hơn 19% kế hoạch năm ()

3 tháng đầu năm, xuất khẩu xi măng đạt hơn 3,5 triệu tấn ()

Tình hình tiêu thụ trong nước và xuất khẩu xi măng 3 tháng đầu năm ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?