Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ môi trường

Tăng cường năng lực xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sản xuất xi măng tại Việt Nam

20/03/2015 3:24:41 PM

Dự án xây dựng năng lực và hỗ trợ xây dựng kế hoạch hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sản xuất xi măng tại Việt Nam (NAMA) được thực hiện trong vòng 2 năm, bắt đầu từ tháng 2/2014 và kết thúc vào năm 2015, với mục tiêu dài hạn là tăng cường năng lực cho Việt Nam trong việc phát triển và thực hiện kế hoạch hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp.

Mục tiêu trung hạn của dự án là giúp Việt Nam chuẩn bị và thực hiện kế hoạch NAMA (Nationally Appropriate Mitigation Action - Kế hoạch hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia) quy mô lớn trong ngành công nghiệp xi măng, đồng thời thu hút nguồn tài chính quốc tế cũng như nội địa thông qua thị trường cacbon và các cơ chế hỗ trợ khác.

Vừa qua, nhóm Tư vấn dự án do ông Morten Perdesen - Tư vấn trưởng dự án đã báo cáo bước đầu sơ lược về kế hoạch thực hiện NAMA, việc rà soát pháp lý và thể chế, cơ sở dữ liệu và MRV (Monitoring, Reporting and Verification - Hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm tra), đường cơ sở và các lựa chọn giảm nhẹ, nền tảng hỗ trợ tài chính, thách thức và cơ hội... trong ngành xi măng Việt Nam.



Theo đó, thiết kế NAMA được xây dựng trên cơ sở rà soát thể chế và pháp lý, thiết lập nền tảng cho hỗ trợ tài chính, cơ sở dữ liệu và cơ chế giám sát, báo cáo, thẩm tra (MRV), đường cơ sở và các lựa chọn giảm nhẹ, từ đó đưa ra kế hoạch thực thi NAMA, gồm 2 hợp phần: NAMA thí điểm để rút kinh nghiệm rồi triển khai toàn diện.

Mặc dù điều tra, khảo sát, thu thập gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự hợp tác tích cực của Bộ Xây dựng và Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), hiện nhóm tư vấn đã thu thập được số liệu của 35 Công ty xi măng, chất lượng của số liệu tạm chấp nhận được nhưng cần được nâng cao hơn nữa, để xây dựng đường cơ sở giúp các doanh nghiệp xi măng đối chiếu xác định xem họ đang ở đâu và cần cải tiến khâu nào trong sản xuất để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Tư vấn trưởng của dự án cũng mong sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các doanh nghiệp ngành xi măng, nhất là khối tư nhân.

Theo ông Nguyễn Khắc Hiếu, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá cao việc triển khai dự án của nhóm tư vấn, đồng thời nhấn mạnh, cùng với ngành sản xuất phân bón, sản xuất thép, thì ngành xi măng có tiềm năng lớn trong việc đóng góp giảm phát thải khí nhà kính. Vì vậy NAMA trong ngành xi măng rất tiềm năng và mong sớm sẽ có dự án thí điểm để rút kinh nghiệm, triển khai trên diện rộng.

Còn theo ông Nguyễn Hoàn Cầu, Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam thì cho rằng, ngành xi măng Việt Nam có hệ thống thiết bị, dây chuyền, công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới nên tiết kiệm năng lượng khá tốt. Vì vậy, để giảm phát thải khí nhà kính các nhà máy xi măng nênpha tăng phụ gia cho nguyên liệu đầu vào, đặc biệt sử dụng nhiên liệu đốt thay thế than, dầu (như Xi măng Bình Phước sử dụng vỏ bã hạt điều thay thế than) và tận dụng nhiệt thừa để phát điện.

Đại diện các Bộ Công thương, Tài Nguyên và Môi trường, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, Vicem, Công ty CP Sông Đà - Cao Cường đã đóng góp nhiều ý kiến về các vấn đề như số liệu báo cáo, sự phối hợp chia sẻ số liệu của các Bộ với Nhóm Tư vấn, các giải pháp kỹ thuật cắt giảm khí thải, sử dụng các vật liệu giảm phát thải trong sản xuất xi măng, hoạt động MRV, việc tiếp cận các nguồn vốn…

Theo các chuyên gia, ngay sau dự án được xây dựng xong, nên triển khai Dự án thí điểm để rút kinh nghiệm trước khi triển khai diện rộng. Để kế hoạch NAMA được thực thi, cần có những can thiệp bằng chính sách. Ngoài thiết lập mục tiêu giảm phát thải cho ngành xi măng thì việc điều chỉnh quy hoạch ngành xi măng và một số nghị định liên quan để đảm bảo các yếu tố tiêu hao năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính cũng cần được xem xét trong thời gian tới.

TS. Nguyễn Trung Hòa đề nghị nhóm tư vấn cần tập trung vào các vấn đề hoàn thiện cơ sở dữ liệu để xây dựng đường cơ sở; hoàn thiện các MRV; xây dựng được các NAMA cho ngành xi măng, trong đó phản ánh khả năng tiếp cận công nghệ và tài chính cho các NAMA này; trong khuôn khổ của Dự án, cần xem xét sâu hơn nữa về các khung thể chế, pháp lý để đưa ra các cơ chế chính sách phù hợp; hai bên sẽ thực hiện các dự án trình diễn để qua đó kiểm chứng lại các hoạt động như MRV, sự tiếp cận các nguồn vốn, giải pháp công nghệ nhằm góp phần hiện thực hóa các quy định pháp luật vào sau này.

Theo đại diện của nhóm làm việc về các đàm phán biến đổi khí hậu (NOAK PG) đã cập nhật về Sáng kiến Hợp tác Bắc Âu và việc hỗ trợ tài chính cho các chương trình NAMA. Theo đó, Sáng kiến Hợp tác Bắc Âu sẽ được sử dụng cho các dự án liên quan tới biến đổi khí hậu với mục tiêu tăng cường năng lực cho các quốc gia, tạo điều kiện cho các quốc gia xây dựng NAMA và thực hiện NAMA đó, đồng thời tìm kiếm, thu hút tài chính cho các dự án biến đổi khí hậu và đưa ra các bài học kinh nghiệm để học tập.

Bà Martina Jagerhorn,Giám đốc Khu vực Quỹ phát triển Bắc Âu nhận xét, đây là cơ hội để các bên thảo luận, cập nhật về tình hình thực hiện của dự án, đồng thời là cơ hội để Quỹ phát triển Bắc Âu học hỏi các kinh nghiệm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong sản xuất xi măng tại Việt Nam. Trong tương lai, dự án sẽ là bài học kinh nghiệm có thể sử dụng làm mô hình cho các dự án khác về biến đổi khí hậu.

Việt Nam là quốc gia xếp thứ 4 thế giới về CDM với 253 dự án, giảm phát thải 137 triệu tấn các bon tương đương. Thị trường các bon suy giảm trong thời gian gần đây khiến cơ chế phát triển sạch (CDM - Clean Development Mechanism, được thiết lập trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto Nhật Bản năm 1997) suy giảm. Nên việc chuyển CDM thành NAMA tương đương là rất cần thiết.

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Phát triển Đô thị sinh thái và Ứng dụng công nghệ Giảm thải Carbon ()

Hải Phòng: Siết chặt quản lý hoạt động khai thác cát ()

Đề nghị tăng mức phí bảo vệ môi trường với khoáng sản làm vật liệu xây dựng ()

Tái chế bã thạch cao thành nguyên liệu phụ gia xi măng ()

Phú Thọ thu hồi giấy phép, dừng hoạt động hàng loạt mỏ khai thác đá ()

Sử dụng amiăng có kiểm soát ()

Biến rác thải thành năng lượng xanh ()

Xi măng Holcim xử lý thành công 7.000 lít dầu biến thế nhiễm PCB ()

Định hướng phát triển công nghệ xi măng Việt Nam trong tương lai ()

Công nghệ sản xuất của ngành xi măng Việt Nam ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?