Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ môi trường

Phát triển Đô thị sinh thái và Ứng dụng công nghệ Giảm thải Carbon

11/03/2015 4:17:06 PM

Đây là chủ đề của buổi Hội thảo diễn ra sáng 11/3, tại Khu đô thị Ecopark (Hưng Yên). Hội thảo di Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng Thành phố Hồ Chí Minh (ECC HCMC) phối hợp với Cục Phát triển Đô thị - Bộ Xây dựng tổ chức.

Hiện nay thế giới đang phải đối mặt với những rủi ro chung mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, hạn hán, bão lụt, động đất, ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, lượng khí thải carbon toàn cầu liên tục gia tăng và đạt mức kỷ lục 36 tỷ tấn vào năm 2013.

Còn tại Việt Nam, hiện có 774 đô thị. Các đô thị lớn, nhất là Hà Nội và TP. HCM đều đang phải đối diện với những vấn đề lớn về gia tăng dân số ở khu vục trung tâm, ngập úng, ùn tắc giao thông, thiếu năng lượng, ô nhiễm nguồn nước...

Theo dự báo, đến năm 2015, Việt Nam sẽ có khoảng 850 đô thị và đến năm 2025 sẽ có 1000 đô thị. Xuất phát từ thực trạng trên, việc phát triển carbon thấp đã trở thành một ưu tiên trong các chính sách, chiến lược quan trọng của quốc gia.


Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh đến dự và phát biểu khai mạc hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh cho biết: Đánh giá được vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển đô thị trong quá trình hội nhập và phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2050”. Trong đó, mục tiêu chiến lược được xác định là từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình mạng lưới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng, đô thị sống tốt; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến giàu bản sắc; có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và quốc tế.

Đặc biệt, từ năm 2011, trong khuôn khổ hợp tác giữa hai Chính phủ, Việt Nam và Nhật Bản đã triển khai xây dựng các đô thị sinh thái tại Việt Nam.

Thứ trưởng nhấn mạnh, trong lĩnh vực phát triển đô thị, Nhật Bản là một trong những nước có nhiều kinh nghiệm. Bằng việc áp dụng những giải pháp công nghệ về giảm thiểu khí carbon trực tiếp vào các lĩnh vực xây dựng hạ tầng đô thị, xây dựng công trình kiến trúc đô thị, Nhật Bản đã thực hiện thành công công cuộc tái thiết đô thị, phát triển đô thị theo hướng xanh, sinh thái, phát triển giao thông xanh, công trình xanh, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, sử dụng năng lượng tái tạo để giảm thiểu tác động tới môi trường.

Từ những năm 90 đến nay, nhiều thành phố của Nhật Bản đã trở thành thành phố kiểu mẫu về môi trường. Mô hình đô thị sinh thái đã được nhân rộng phát triển trên phạm vi quốc gia và được nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu, học tập.

Thứ trưởng nhận định, với chủ đề “Phát triển đô thị sinh thái và ứng dụng công nghệ giảm phát thải Carbon”, hội thảo có ý nghĩa hết sức quan trọng và có tính thời sự, giúp chúng ta có một cách nhìn tổng thể trong việc xây dựng các đô thị xanh, đô thị sinh thái hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Qua đó, chúng ta có cái nhìn tổng quan về thực trạng và tiềm năng phát triển các đô thị sinh thái, khả năng ứng dụng các công nghệ giúp giảm phát thải carbon trong quá trình phát triển các đô thị tại Việt Nam.

Thứ trưởng bày tỏ sự tin tưởng qua hội thảo, sự hợp tác, đẩy mạnh đầu tư, mở rộng chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ và kiến thức của các bạn phía Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển đô thị sẽ góp phần vào thúc đẩy quá trình phát triển bền vững đô thị Việt Nam và tăng cường quan hệ Việt - Nhật.

Tại hội thảo, các đại diện của Việt Nam và Nhật Bản đã giới thiệu về chính sách, thực tiễn phát triển đô thị sinh thái tại Việt Nam đồng thời giới thiệu các tiêu chuẩn đô thị sinh thái của Nhật Bản.

Các chuyên gia đến từ các tổ chức, doanh nghiệp của Nhật Bản cũng đã giới thiệu những giải pháp công nghệ ứng dụng, khả năng chuyển giao công nghệ cho các Khu đô thị tại Việt Nam như công nghệ năng lượng mặt trời, công nghệ chiếu sang đèn LED, công nghệ xử lý nước thải, hệ thống chia sẻ xe đạp thông minh đã áp dụng thành công tại Nhật Bản...

Khánh Linh (TH/ Xây dựng)

 

Các tin khác:

Hải Phòng: Siết chặt quản lý hoạt động khai thác cát ()

Đề nghị tăng mức phí bảo vệ môi trường với khoáng sản làm vật liệu xây dựng ()

Tái chế bã thạch cao thành nguyên liệu phụ gia xi măng ()

Phú Thọ thu hồi giấy phép, dừng hoạt động hàng loạt mỏ khai thác đá ()

Sử dụng amiăng có kiểm soát ()

Biến rác thải thành năng lượng xanh ()

Xi măng Holcim xử lý thành công 7.000 lít dầu biến thế nhiễm PCB ()

Định hướng phát triển công nghệ xi măng Việt Nam trong tương lai ()

Công nghệ sản xuất của ngành xi măng Việt Nam ()

Các địa phương chấm dứt hoạt động xi măng lò đứng trước thời hạn ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?