Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Ngành xi măng đang khởi sắc trở lại

09/03/2015 2:17:28 PM

Những kết quả thu được mới đây cho thấy so với nhiều ngành trong năm 2014 vừa qua, ngành xi măng có vẻ như đang khởi sắc trở lại.

Năm vừa qua, kết quả kinh doanh của toàn ngành xi măng đã có nhiều khởi sắc so với vài năm trước đây. Các đơn vị sản xuất xi măng lớn trong nước đồng loạt công bố kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2014.

Lợi nhuận trước thuế của Công ty CP Xi măng Hà Tiên (HT1) đạt 396 tỉ đồng, vượt xa con số của năm trước, nguyên nhân là do doanh thu của Công ty liên tục tăng trong năm vừa qua (6,3%), đồng thời các chi phí lai vay giảm (hơn 250 tỉ đồng), cùng với đó là phần lãi đánh giá chênh lệch tỉ giá (94 tỉ đồng).Không riêng gì Xi măng Hà Tiên được hưởng lợi từ việc tỉ giá và lãi suất vay giảm, nhiều doanh nghiệp trong ngành xi măng cũng đươc hưởng lợi từ đây.

Trong quý IV/2014, Xi măng Bút Sơn (BTS) lãi đến 90 tỷ thay vì lỗ 177 tỷ cùng kỳ, kết quả này là nhờ biến động đồng EUR so với VNĐ. Hay như Xi măng Hải Vân (HVX) thoát lỗ để có khoản lãi 1.6 tỷ đồng quý cuối năm 2014 nhờ vào chi phí tài chính và quản lý giảm so với cùng kỳ. Riêng Xi măng Thái Bình (TBX) kém may mắn khi phải đối mặt với tình hình cạnh tranh từ hàng ngoại nhập, chỉ lãi vỏn vẹn 8 triệu đồng, giảm đến 99% cùng kỳ. Tính chung đã có 8 doanh nghiệp xi măng niêm yết trên sàn, số nợ phải trả đã giảm trông thấy (13%).

Năm 2014, được đánh giá là năm khởi sắc của ngành xi măng sau thời gian dài trầm lắng. Không có đơn vị thành viên nào thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ như thời gian trước đó.

Trong các năm tiếp theo, ngành xi măng đang có nhiều kỳ vọng nhờ yếu tố cung-cầu đã được các chuyên gia nhận định có nhiều thuận lợi hơn. Năm 2014, tiêu thụ xi măng được xem là mảng sáng nhất trong nhóm ngành vật liệu xây dựng với 70 triệu tấn sản phẩm, tăng 15% so với năm trước đó, trong đó xuất khẩu trên 19 triệu tấn, tăng 30%.

Ngoài việc tiêu thụ tốt, công suất toàn ngành xi măng trong năm qua cũng là điều đáng ghi nhận. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Xi măng Việt Nam, năm 2013, công suất toàn ngành chỉ dừng chân đạt mức 79,54%, sang năm 2014, công suất sản xuất các nhà máy đã lên tới 86% và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay.

Có được những kết quả kinh doanh khởi sắc như hiện nay, ngoài tác động của yếu tố tài chính không thể không nhắc đến những yếu tố khách quan bên ngoài như thị trường bất động sản đang có dấu hiệu ấm dần lên và sự tăng tốc triển khai của hàng loạt dự án hạ tầng cơ sở…

Ngành xi măng được dự báo đang hấp dẫn trở lại, minh chứng là hàng loạt các ông lớn, Tập đoàn lớn chủ động thâu tóm các dự án xi măng để mở rộng sản xuất và thị phần của mình.

Vừa qua, Tập đoàn Xi măng The Vissai đã chính thức bắt tay khởi công dự án Xi măng Sông Lam (Nghệ An). Dự án này được Tập đoàn Xi măng The Vissai mua lại dự án Xi măng Đô Lương từ tay Tổng Công ty HUD, LILAMA, CC1. Sau khi tiếp nhận Xi măng Đô Lương và đổi tên thành nhà máy xi măng Sông Lam với tổng công suất thiết kế là 6 triệu tấn clinker/năm, The Vissai sẽ có 8 dây chuyền sản xuất clinker và xi măng chất lượng cao phục vụ cho thị trong nước và xuất khẩu. Trước đó, tập đoàn này đã mua lại nhiều Công ty xi măng khác như nhà máy Xi măng Hòa Phát, Xi măng Đồng Bành.

thị trường xi măng trong nước những năm qua gặp không ít khó khăn nhưng thu hút được các doanh nghiệp ngoài ngành đầu tư. Tháng 10/2014, Tập đoàn Viễn thông Quân Đội (Viettel) đã mua lại số cổ phần của dự án nhà máy Xi măng Cẩm Phả (công suất 2,3 triệu tấn/năm) từ Vinaconex và đang có kế hoạch đàm phán mua lại nhà máy Xi măng Hạ Long (công suất 2,1 triệu tấn/năm).

Hầu hết các Công ty thực hiện mua bán - sáp nhập (M&A) trong ngành xi măng đều là những đơn vị mạnh về vốn, trong khi điểm chung của những dự án xi măng bị mua lại là gặp trục trặc về tài chính. Đầu tư dây chuyền thiết bị trong lúc nền kinh tế gặp khó khăn, nhu cầu giảm cùng lãi suất cao đã khiến cho những Công ty này rơi vào cảnh nợ nần.

Những thương vụ đầu tư của các Tập đoàn lớn này dường như đã làm thay đổi diện mạo kinh doanh của ngành xi măng. Không thể phủ nhận những mặt tích cực của các thương vụ này giúp cho các dự án xi măng được tiếp tục triển khai, đầu tư đồng bộ, có chiều sâu, mặt khác giúp các nhà đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Xi măng Bỉm Sơn sẽ thực hiện trả cổ tức bằng tiền năm 2011 với tỷ lệ 3% ()

Giá điện tăng làm khó ngành thép, xi măng ()

Doanh nghiệp xi măng kỳ vọng trong năm 2015 ()

Tháng 2: Lợi nhuận, doanh thu Tổng Công ty Viglacera tăng ()

Xi măng Thăng Long - Mục tiêu trở thành Tập đoàn xi măng hàng đầu tại Việt Nam ()

Gang thép Thái Nguyên nỗ lực vượt khó ()

Năm 2014: Thép Pomina lỗ gần 26 tỷ đồng ()

Năm 2015: Xi măng Bỉm Sơn doanh thu ước đạt 4.392 tỷ đồng ()

Công ty cát Cam Ranh: Gắn hiệu quả với phát triển bền vững ()

Viglacera Hạ Long nỗ lực tháo gỡ khó khăn ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?