Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Xi măng Thăng Long - Mục tiêu trở thành Tập đoàn xi măng hàng đầu tại Việt Nam

02/03/2015 4:33:12 PM

Tập Đoàn Semen Indonesia với hơn 50 năm kinh nghiệm đã từng bước thay đổi diện mạo Xi măng Thăng Long như hiện nay. Mục tiêu không xa của Tập đoàn này lả trở thành Tập đoàn xi măng hàng đầu tại Việt Nam.

Công ty CP Xi măng Thăng Long được thành lập năm 2001 bởi các cổ đông lớn nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp (Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội/ Geleximco). Nhưng đến ngày 18/12/2012, Công ty đã chính thức được thay đổi quyền sở hữu sau khi Tập Đoàn Semen Indonesia (PTSI) mua lại 70% cổ phần.

Trở thành cổ động chiến lược của Xi măng Thăng Long, PTSI đã trực tiếp cử cán bộ tốt nhất của mình để thay vào một số vị trí ở cấp độ giám đốc và quản lý. Với hơn 50 năm kinh nghiệm đã giúp Xi măng Thăng Long có được sự hỗ trợ toàn diện, đưa tổng vốn điều lệ của công ty từ 1.750 tỷ đồng lên mức 4.200 tỷ đồng. Dự kiến trong tương lai gần, Xi măng Thăng Long sẽ nâng công suất lên 6,3 triệu tấn/năm, tăng 274% so với công suất hiện nay.

Năm 2014 đã khép lại, với những tín hiệu tốt dần lên của nền kinh tế, thực tế này đã tác động thuận chiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Xi măng Thăng Long. Năm 2014, cùng với việc ổn định các chính sách vĩ mô của nền kinh tế, thị trường xi măng trong nước đã có nhiều dấu hiệu cho thấy là khởi sắc hơn so với năm ngoái.

Dấu hiệu đáng mừng là nhu cầu tiêu thụ xi măng trong cả nước tăng gần 10% so với năm 2013 theo số liệu của Hiệp hội xi măng Việt Nam (VNCA)  sau mấy năm liên tục tăng trưởng âm thì năm nay ngành xi măng đã tăng trưởng dương.

Trong năm 2014, sau khi thực hiện các giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm, Xi măng Thăng Long đã có những bước phát triển vững chắc. Theo đó, hoạt động sản xuất kinh doanh đã đạt được những kết quả khả quan với tổng sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đạt  gần 2,5 triệu tấn, doanh thu đạt khoảng 2.500 tỷ đồng. EBITDA tăng khoảng 30% so với năm 2013.


Năm 2015, Xi măng Thăng Long đặt mục tiêu sản xuất và kinh doanh hiệu quả.


Hiện tại, công suất dây chuyền 1 và trạm nghiền của Xi măng Thăng Long là 2,3 triệu tấn. Nhiều người cho rằng, con số này còn “khiêm tốn” đối với cổ đông chiến lược của Công ty là một doanh nghiệp xi măng tầm cỡ như Semen Indonesia.

Về mặt công nghệ, Xi măng Thăng Long là một trong những nhà máy xi măng ở Việt Nam đang sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại nhất được thiết kế bởi Polysius – CHLB Đức. Điều này rất giúp ích cho Công ty dễ dàng sản xuất ra được sản phẩm với chất lượng cao và ổn định.  Ngoài ra, nhà máy chính và trạm nghiền, cả hai điều tiếp giáp với vùng cảng biển, cảng sông và kết nối trực tiếp với tuyến đường quốc lộ. Đây được coi là vị trí chiến lược, rât thuận tiện trong vận chuyển phân phối sản phẩm.

Quan trọng hơn, Xi măng Thăng Long còn thực hiện đa dạng hóa các loại sản phẩm cho phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng theo nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Điều này đã mang tới những lợi thế vượt trội và cơ hội tuyệt vời để Xi măng Thăng Long phát triển và mở rộng thị trường của mình.

Điều hành Xi măng Thăng Long trong bối cảnh thị trường khó cả trong lẫn ngoài, tiêu thụ trong nước kém, Để đạt được hiệu quả tốt hơn trong sản xuất – kinh doanh, Xi măng Thăng Long đã thực hiện những rất nhiều cải tiến đã được thực hiện từ năm 2013 cho đến nay thu được hiệu suất tốt hơn trong sản xuất cũng như kinh doanh. Cụ thể, Công ty đã thực hiện đồng bộ các khâu trong quy trình sản xuất. Theo đó, với khối sản xuất, có sự phối hợp giữa Nhà máy chính và Trạm nghiền, tập trung kiểm soát và giám sát tất cả các hoạt động liên quan đến kinh doanh của Công ty.

Khôi phục lại các tình trạng và công suất của tất cả các thiết bị cho phù hợp với tình trạng và công suất chuẩn của nó; thực hiện cải tiến cho một số thiết bị của nhà máy, thay thế nguyên vật liệu và phụ tùng để tối ưu hóa chi phí.

Công tác bảo trì, bảo dưỡng dây chuyền máy móc thiết bị cũng được đặt lên hàng đầu, theo đó, nhà máy được vận hành ngày càng ổn định, nâng cao được năng suất; và cho ra sản phẩm clinker và xi măng với chất lượng cao và phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Một thay đổi lớn khác tập trung ở khâu sản xuất là Công ty thực hiện việc đàm phán và ký kết các hợp đồng mới với các nhà cung cấp, để có được mức giá cạnh tranh. Đến nay, Xi măng Thăng Long đã ký hợp đồng với một số nhà cung cấp địa phương và các Công ty quốc tế, để cung cấp các nguyên vật liệu như đá vôi, đất sét, silicat, than đá, đá ong, thạch cao và các vật liệu khác…

Những năm qua, Xi măng Thăng Long tập trung tối ưu hóa thị phần, cả trong nước cũng như xuất khẩu. Nếu nhìn từ khía cạnh thị trường xi măng trong nước, Xi măng Thăng Long hiện đang chiếm thị phần khoảng 3%. Chúng tôi xác định phải tăng cường công suất sản xuất của mình bằng cách xây dựng một nhà máy mới để tăng thị phần.

Đối với thị trường xuất khẩu, Công ty vẫn duy trì việc tiêu thụ sản lượng dư thừa. Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu xi măng lớn nhất thế giới nên đó cũng là một ưu thế cho Xi măng Thăng Long trong việc xuất khẩu xi măng. Một số quốc gia hiện nay là thị trường xuất khẩu của Xi măng Thăng Long, như là: Singapore, Campuchia, Peru, Bangladesh, Sri Lanka, Indonesia và một số quốc gia khác.

Bằng việc “thâm nhập” thành công vào thị trường Singapore và Philippine, Xi măng Thăng Long đã minh chứng  rằng chất lượng sản phẩm của mình đã đáp ứng được đòi khắt khe của khách hàng quốc tế. Không những vậy, điều này đã góp phần nâng cao thương hiệu của Xi măng Thăng Long với thị trường ngoài nước.

Để có được kết quả khả quan trong những năm qua, không thể không nói đến công cuộc tái cơ cấu tài chính, khi chúng tôi đã thực hiện một loạt giải pháp như tăng cường vốn lưu động và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của Công ty bằng cách cải thiện cách quản lý tiền mặt, quản lý tài khoản phải thu, quản lý nguồn cung cấp, và quản lý nợ kinh doanh.

Cần phải nói thêm, Công ty cũng đã hoàn tất chương trình cơ cấu lại nợ và vay vốn từ cổ đông (shareholder) để đảm bảo tốt hơn cho công ty trong việc cải thiện khả năng tài chính của Công ty.

Dây chuyền 2 của Xi măng Thăng Long đã được Chính phủ cho phép đầu tư trong Quy hoạch Phát triển Công nghiệp Xi măng Việt Nam đến 2020, định hướng đến 2030  với công suất tương tự dây chuyền 1.

Theo kế hoạch tổng thể, Xi măng Thăng Long sẽ mở rộng năng lực sản xuất thông qua hai công ty con là Công ty CP Xi măng Thăng Long 2 (TLCC2) và Công ty CP Xi măng An Phú (APCC) nhằm nâng tổng công suất sản xuất lên 6,3 triệu tấn xi măng/năm. Cụ thể, Semen Indonesia sẽ đầu tư xây dựng một nhà máy mới có công suất 1,5 triệu tấn một năm. Nhà máy mới dự kiến được khởi công vào  trong thời gian sớm nhất đi vào hoạt động sau 3 năm xây dựng.

Số tiền đầu tư cho nhà máy dự kiến khoảng 250-300 triệu USD, phần lớn được huy động từ các khoản vay ngân hàng. Công ty Xi măng Thăng Long đã hoạt động hết công suất 2,5 triệu tấn một năm nên việc xây dựng thêm một nhà máy mới ở khu vực phía Nam là cần thiết. Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu thị trường đang gia tăng, không chỉ ở Việt Nam mà cả ở các nước ASEAN khác như Singapore, Campuchia, Lào và Myanmar.

Năm 2015 mặc dù ngành xi măng đã và sẽ có nhiều khởi sắc nhưng do tồn kho còn nhiều, nên tôi cho rằng, các nhà sản xuất trong nước vẫn phải cạnh tranh gay gắt với nhau. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động, chúng tôi sẽ  tập trung kiểm soát chi phí và gia tăng các biện pháp để ổn định sản xuất và mở rộng thị trường.

Kế hoạch năm 2015, Xi măng Thăng Long sẽ  tập trung ưu tiên bán hàng và các hoạt động Marketing cho thị trường nội địa với mục tiêu thị phần nội địa bằng với công suất thiết kế. Cùng với Tập đoàn Semen Indonesia, Xi măng Thăng Long sẽ mở rộng trong việc phát triển thị trường xuất khẩu cho công suất dư thừa. Với sự kết hợp này sẽ tạo nên một cơ hội lớn cho Xi măng Thăng Long trong việc đáp ứng nhu cầu cao cho cả hai thị trường trong nước và xuất khẩu.

Đặc biệt, Xi măng Thăng Long có một sứ mệnh lâu dài đến năm 2030 sẽ “trở thành một Tập đoàn xi măng hàng đầu tại Việt Nam" và hiện tại Xi măng Thăng Long đã thực hiện những biện pháp đang nỗ lực thực hiện đúng lộ trình để cán đích mục tiêu đề ra.

Quỳnh Trang (TH)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?