Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Công nghệ sản xuất

Công nghệ lò tầng sôi nung luyện clinker xi măng portland (P1)

02/03/2015 4:03:13 PM

Dù được khẳng định là “công nghệ của tương lai” trong ngành sản xuất xi măng, nhưng lò tầng sôi nung luyện clinker vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, dù hơn 2 thập kỷ đã trôi qua, người ta vẫn tiếp tục phải gọi đây là “công nghệ của tương lai”. Trong bài viết này, ximang.vn xin được trình bày những thông tin cơ bản nhất về công nghệ lò tầng sôi nung luyện clinker xi măng portland – một thành tựu “mới mà cũ” còn nhiều dở dang.

>> Công nghệ lò tầng sôi nung luyện clinker xi măng portland (P2)

Công nghệ lò tầng sôi nung luyện clinker xi măng portland
 
Thiết kế ban đầu của các kỹ sư Nhật trong bằng sáng chế số 4.169.701.
Đầu những năm 1980 của thế kỷ 20, khi hệ lò quay phương pháp khô, có tháp sấy và calciner đang trở lên phổ biến khắp thế giới, thay thế cho công nghệ lò ướt, lò bán khô và lò đứng thủ công trong sản xuất clinker xi măng, thì một tập đoàn lớn của Nhật Bản lại âm thầm triển khai nghiên cứu về một công nghệ nung luyện mới còn ưu việt hơn cả công nghệ lò quay phương pháp khô này. Đó là tập đoàn công nghiệp chế tạo danh tiếng Kawasaki Heavy Industries Ltd (KHI).

Công nghệ lò tầng sôi vốn đã được hình thành và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực sản xuất khác từ nhiều năm trước, đặc biệt là trong các nồi hơi công nghiệp. KHI cũng không phải là đơn vị đi đầu trong việc mang công nghệ này vào ngành sản xuất xi măng. Trước đó, từ những năm 1970, tại Đức đã có nhiều thử nghiệm về việc chế tạo hệ thống tiền nung tầng sôi cho lò nung clinker xi măng, nhưng sau đó đã dừng lại do không thu được kết quả khả quan. KHI đã lựa chọn cách tiếp cận khác. Hãng này đưa hẳn công nghệ tầng sôi vào lò nung, chứ không phải là khu vực tiền nung. Tức là, thay lò quay bằng lò tầng sôi. Để làm được điều này, KHI đã dựa và bằng sáng chế số 4.169.701 được Cục Bản quyền sáng chế Hoa Kỳ (nay là Cục thương hiệu và Bản quyền sáng chế Hoa Kỳ - The United States Patent and Trademark Office - USPTO) cấp ngày 21/11/1977 của 3 kỹ sư người Nhật là Toshio atayama và Kunihisa Fujiwara (thành phố Hiroshima), Yoshinine Jahami (tỉnh Itsukaichi).


 
 

Một thiết kế cũ hơn nữa về lò tầng sôi của kỹ sư người Mỹ C.M. Jones II.
Năm 1984, KHI lần đầu tiên trình bày ý tưởng về công nghệ lò tầng sôi nung luyện clinker xi măng portland với tên gọi “Hệ thống lò nung xi măng tầng sôi tiên tiến” (The Fluidized-bed Advanced Cement Kiln System – FAKS). Hệ thống này ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của giới chuyên môn trên toàn cầu. Các chuyên gia về lĩnh vực sản xuất xi măng đều thừa nhận rằng, nếu có thể hiện thực hóa, thì đúng như cái tên mà KHI đã đặt, đây sẽ là một công nghệ còn tiên tiến hơn cả công nghệ lò quay phương pháp khô đang thịnh hành. Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy rằng, để hoàn thiện FAKS sẽ cần có thời gian, bởi nhiều yêu cầu về thiết bị và chế tạo của công nghệ này chưa thể đáp ứng ngay được trên quy mô công nghiệp.

Dựa trên những thành tựu ban đầu của KHI, Sumitomo Osaka Cement Co, Ltd (SOC) - nhà sản xuất xi măng lớn nhất Nhật Bản lúc bấy giờ - đã tiếp tục phát triển FAKS. Dự án nhận được sự giúp đỡ tích cực của chính KHI cũng như nhiều tổ chức khác như Cơ quan Tài nguyên và Năng lượng Nhật Bản (Agency of Natural Resources and Energy) trực thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc  tế Ministry  of  International Trade and Industry).

Tháng 6/1986, Sumitomo Osaka Cement kết hợp với Kawasaki Heavy Industries và Trung tâm năng lượng Than Nhật Bản (Japan Coal Energy Center - JCEC) xây dựng một nhà máy thử nghiệm có công suất 10 tấn/ngày đêm, sử dụng công nghệ tầng sôi nung luyện clinker xi măng. Nhà máy này vận hành thử nghiệm thành công đúng như mong đợi khiến các bên liên quan quyết định tiến tới xây dựng một nhà máy có công suất lớn hơn: 200 tấn/ngày đêm. Ban đầu, việc lập kế hoạch và thiết kế do JCEC đảm nhận, từ tháng 8/1993 có thêm sự tham gia của Hiệp hội xi măng Nhật Bản (Japan Cement Association – JCA). Nhà máy thứ 2 với quy mô công nghiệp này được đưa vào vận hành thử nghiệm và thương mại hóa vào tháng 2/1996. Sau một năm hiệu chỉnh, hoàn thiện, đến tháng 9/1997, nhà máy này chính thức kết thúc thành công quá trình chạy thử nghiệm, được các bên liên quan cùng cơ quan quản lý nhà nước của Nhật Bản nghiệm thu, đưa vào vận hành thương mại.

Khái niệm về công nghệ tầng sôi (Fluidized Bed Technology - FBT) nung luyện clinker xi măng portland cũng được định nghĩa một cách chính xác và thống nhất giữa các tổ chức tham gia dự án. Đó là việc nung luyện bột liệu trong một lò tầng sôi để tạo clinker, thay vì lò quay. Công nghệ nung luyện clinker trong lò tầng sôi được mô tả một cách điển hình như sau: Nhiên liệu rắn được nghiền mịn và đốt cháy trong lò trên một lớp không khí nóng thổi ngược từ dưới lên với áp lực phù hợp, tạo thành một tầng giả lỏng – tầng sôi. Bột liệu cấp vào hệ thống được gia nhiệt sơ bộ và nung luyện trên lớp tầng sôi này, tạo thành các hạt clinker. Clinker sau đó được tháo ra từ bề mặt của tầng sôi, rơi xuống đáy lò tầng sôi, đi vào máy làm nguội.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động điển hình của một hệ thống lò tầng sôi nung luyện clinker xi măng FAKS

Trải qua nhiều phiên bản khác nhau với các cải tiến liên tục được áp dụng, đến nay một hệ thống lò tầng sôi nung luyện clinker xi măng portland FAKS đã được định hình theo cấu tạo đặc trưng như sau:
 

Cấu tạo một hệ thống lò tầng sôi nung luyện clinker xi măng portland FAKS của KHI.

Sơ đồ trên đã mô tả khá rõ ràng về cấu tạo của lò tầng sôi FAKS nung luyện linker xi măng. Hoạt động của hệ thống này có thể được tóm tắt như sau: Bột liệu được cấp vào Calciner được bố trí ngay phía trên lò tầng sôi. Dòng khí nóng từ lò tầng sôi sẽ cuốn bột liệu lên, và quá trình tiền nung của bột liệu diễn ra. Bột liệu nóng được lắng tại Cyclone C1, theo ống chute đổ xuống lò, còn khí thải của hệ thống theo đường ống thoát ra ống khói. Trên ống chute bột liệu nóng có các van chặn để làm kín. Khi xuống đến lò, cần một cơ cấu phun liệu - thường dùng khí nén – để đảm bảo dòng liệu được cấp vào lò một cách đều đặn, liên tục, tránh biến động.

Trong lò tầng sôi, nhiên liệu (than mịn) được phun vào, đồng thời khí nóng thu hồi từ cooler đi từ dưới lên sẽ tạo thành một lớp cháy giả lỏng – tầng sôi. Bột liệu được nung luyện bên trên bề mặt lớp tầng sôi này sẽ xảy ra các phản ứng hóa lý, kết khối thành clinker có kích thước, khối lượng lớn hơn bột liệu, và có xu hướng di chuyển về biên ngoài của lò. Tại đây, chúng sẽ rơi vào khe hở do cơ cấu tháo clinker đặc biệt, có dạng côn trung tâm tạo ra. Để tăng cường làm mát đột ngột clinker, người ta thường thổi vào khe tháo clinker này một dòng khí lạnh từ môi trường.

Theo đường tháo nêu trên, clinker nóng sẽ đi vào thiết bị làm mát cũng kiểu tầng sôi. Tức là các hạt clinker sẽ di chuyển trên một lớp đệm không khí tươi từ ngoài thổi vào, đến cuối cooler khi clinker đã nguội sẽ tự rơi xuống đáy và được tháo ra ngoài vận chuyển đi kho chứa bằng các thiết bị thông thường như băng tải, gầu nâng.
 
ximang.vn (TH/ TTKH-KTXM)

 

Các tin khác:

Đánh giá hệ thống máy nghiền xi măng ()

Đánh giá tổng thể công đoạn nghiền xi măng tại nhà máy xi măng Ấn Độ của hãng Holtec ()

Công nghệ thi công cọc xi măng - đất (P2) ()

Công nghệ thi công cọc xi măng - đất (P1) ()

Đánh giá cân bằng nhiệt hệ thống lò nung clinker (P.2) ()

Đánh giá cân bằng nhiệt hệ thống lò nung clinker (P.1) ()

ABB ra mắt sản phẩm mới 800xA V6.0 ()

Lợi ích của các giải pháp ứng dụng Bộ điều khiển tự động hóa khả trình PCA trong công nghiệp ()

Hiệu quả phân loại cỡ hạt qua phương pháp đánh giá đường cong Tromp ()

Mạng truyền thông công nghiệp Ethernet trong nhà máy xi măng (P2) ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?