Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chính sách mới

Tái cơ cấu lĩnh vực vật liệu xây dựng

28/01/2015 4:29:15 PM

Mục tiêu cụ thể về lĩnh vực vật liệu xây dựng trong đề án tái cơ cấu ngành Xây dựng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 134/QĐ-TTg, ngày 26/1.

Sản lượng vật liệu xây dựng thông thường đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng bảo đảm các tiêu chuẩn trong nước, một số đáp ứng tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng duy trì sự tăng trưởng ổn định, bền vững, bình quân khoảng 10%/năm.

Sản xuất xi măng đạt khoảng 115 triệu tấn/năm, trong đó xuất khẩu khoảng 15%. Gạch gốm ốp lát và đá ốp lát đạt khoảng 570 triệu m2, xuất khẩu khoảng 25%. Sản lượng sản xuất sứ vệ sinh ước đạt 21 triệu sản phẩm, xuất khẩu khoảng 16%. Gạch xây sản lượng ước đạt 30 ty viên quy tiêu chuẩn, trong đó vật liệu xây không nung chiếm 40%.

Đầu tư sản xuất các vật liệu cao cấp có giá trị lớn phục vụ thi công các công trình có yêu cầu kỹ thuật, chất lượng cao, hạn chế nhập khẩu, đến năm 2020 giảm từ 50-60% khối lượng vật liệu cao cấp nhập khẩu.

Nâng cao trình độ tư vấn, thiết kế, chế tạo nhằm sản xuất vật tư, thiết bị, phụ tùng cho các dây chuyền thiết bị đồng bộ (dây chuyền sản xuất xi măng, vật liệu không nung, gạch ốp lát, thiết bị xử lý chất thải rắn đô thị…)

Theo đó, Chính phủ định hướng tái cơ cấu lĩnh vực vật liệu xây dựng như sau:

Phát triển vật liệu xây dựng phải tuân thủ quy hoạch, đảm bảo cân đối cung-cầu trên cơ sở bám sát nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Duy trì sự ổn định của thị trường xi măng và các loại vật liệu xây dựng chủ yếu. Tăng cường quản lý khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Điều chỉnh cơ cấu hàng hóa đối với các loại vật liệu xây dựng chủ yếu phải sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu. Trong đó đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như gạch gốm ốp lát, đá ốp lát tự nhiên, sứ vệ sinh, kính phẳng, vôi công nghiệp. Đối với các vật liệu hoàn thiện cao cấp phải tăng cường sản xuất trong nước, giảm dần nhập khẩu. Đẩy mạnh phát triển vật liệu xây không nung, ưu tiên phát triển các vật liệu địa phương, vật liệu tại chỗ nhằm phát huy lợi thế, giảm chi phí vận chuyển.

Ưu tiên đầu tư công nghệ mới, tiên tiến, thiết bị hiện đại sản xuất ra các sản phẩm vật liệu xây dựng hoàn thiện cao cấp, có tính năng vượt trội, có hàm lượng công nghệ cao, hiệu quả kinh tế lớn, phục vụ tiêu dùng trong nước, thay thế hàng nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài.

Tái cơ cấu đầu tư các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng  theo hướng tăng dần quy mô sản xuất theo nhu cầu của thị trường, hình thành các cơ sở chế biến nguyên liệu, các khu vực sản xuất vật liệu xây dựng tập trung, quy mô lớn công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao.

Thực hiện áp dụng định mức tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, triển khai áp dụng các công nghệ vật liệu mới, vật liệu nano sử dụng cho ngành xây dựng. Từng bước hiện đại hóa công nghệ sản xuất theo hướng sản xuất xanh, sạch, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, tiêu hao ít năng lượng, kết hợp với nâng cao chất lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đẩy mạnh việc sử dụng phế thải làm nguyên, nhiên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Tây Ninh: Thông qua 79 danh mục, dự án đầu tư xây dựng ()

Chính phủ cấp phép khai thác đá hoa trắng ()

Chính sách mới có liên quan đến ngành có hiệu lực từ tháng 1/2015 ()

Từ 1/1/2015: Thêm nhiều loại công trình được miễn giấy phép ()

Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch thăm dò khai thác, sử dụng khoáng sản đến năm 2020 ()

Nâng thời gian hỗ trợ cho vay mua nhà ở xã hội ()

Thủ tục hành chính mới về nhà ở tái định cư ()

TP. HCM: Điều chỉnh quy định về diện tích tối thiểu khi tách thửa ()

Bến Tre tạm dừng bắt buộc sử dụng vật liệu không nung ()

Khó khăn trong việc kiểm tra chất lượng thép nhập sản xuất xuất khẩu ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?