Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Năm 2015: Quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển VLXKN vẫn là những nhiệm vụ trọng tâm

21/01/2015 10:01:26 AM

Trong năm 2015, Bộ Xây dựng định hướng công tác quản lý và thực hiện quy hoạch trong chương trình phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN) vẫn sẽ là những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng (VLXD). 


Muốn phát triển tốt vật liệu xây không nung, trước tiên cần thu hẹp khoảng cách cung cầu.

Đối với VLXKN, đến hết năm 2014, trên cả nước đã có 13 nhà máy sản xuất gạch bê tông khí chưng áp (AAC), 17 nhà máy sản xuất bê tông bọt, trên 1.000 dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu công suất trên 10 triệu viên quy tiêu chuẩn (QTC)/năm và một số chủng loại vật liệu không nung khác (tổng công suất thiết kế đạt gần 6 tỷ viên QTC). Các nhà máy sản xuất ra sản phẩm có chất lượng ổn định và làm chủ được công nghệ sản xuất VLXKN.

Có thể nói, giữa cung - cầu trong lĩnh vực VLXKN đang có một khoảng cách lớn, điều này đồng nghĩa với sự lãng phí trong đầu tư. Sản phẩm làm ra chưa có thị trường tiêu thụ, nhận thức về lợi ích của việc sử dụng VLXKN trong xây dựng còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, vật liệu truyền thống vẫn được sử dụng như một thói quen, khiến việc cạnh tranh trên thị trường vật liệu xây càng khó khăn hơn.

Đến thời điểm này, các chính sách về phát triển VLXKN đã khá đầy đủ. Sản lượng VLXKN đã vượt mục tiêu của Chương trình đề ra. Hiện nay, cả nước đã có 22 Dndoanh nghiệp lập dự án đầu tư gạch bê tông khí chưng áp với tổng công suất thiết kế 3,8 triệu m3/năm. Đa số cán bộ các cấp chính quyền, các doanh nghiệp tư vấn thiết kế, thi công bước đầu đã làm quen với VLXKN, có thêm hiểu biết về vật liệu sạch, từ đó ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất, sử dụng vật liệu xây được nâng lên.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số đơn vị, doanh nghiệp và cơ quan thiết kế ở một số địa phương nhận thức về Chương trình còn hạn chế, dẫn đến hiệu quả của việc xóa bỏ lò gạch thủ công, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch còn chậm, việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong Chương trình còn hạn chế.

Một số doanh nghiệp đã chủ động nghiên cứu công nghệ, nghiên cứu chế tạo thiết bị để chế tạo ra dây chuyền đồng bộ sản xuất gạch xi măng cốt liệu từng bước thay thế thiết bị nhập khẩu, chủ động cho việc sản xuất thiết bị và phụ tùng ở trong nước. Song do các doanh nghiệp này chưa được hưởng ưu đãi của Chính phủ, trong điều kiện doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn, nên việc triển khai các dự án chế tạo thiết bị cho dây chuyền sản xuất VLXKN còn gặp nhiều khó khăn.

Liên quan đến quy hoạch phát triển VLXKN và chương trình phát triển VLXKN, Bộ Xây dựng đã yêu cầu các Tổng Công ty, Công ty trực thuộc nghiêm túc thực hiện các quy định sử dụng VLXKN khi quyết định đầu tư dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm phải sử dụng các loại VLXKN phù hợp với quy định. Nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm đưa vào thiết kế các loại VLXKN phù hợp với từng loại kết cấu. Nhà thầu thi công xây dựng phải tuân thủ quy định của thiết kế về sử dụng VLXKN. Nhà thầu tư vấn giám sát có trách nhiệm giám sát việc sử dụng VLXKN theo đúng quy định của thiết kế. Các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi thẩm tra, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo việc sử dụng VLXKN theo đúng các quy định là yêu cầu bắt buộc.

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Một số loại vật liệu không nung ()

Giai đoạn phát triển vật liệu không nung ở Việt Nam ()

Giới thiệu chung về vật liệu không nung ()

Đà Nẵng triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất vật liệu không nung ()

Vật liệu xây không nung: Chậm phát triển - đầu ra khó ()

Tình hình sử dụng vật liệu xây không nung tại các địa phương ()

Kiểm điểm tình hình thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung ()

Hải Phòng khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung ()

Quảng Ninh: Phát triển sản xuất vật liệu xây không nung vẫn chưa hết khó ()

Điện Biên: Ưu điểm vượt trội nhưng gạch không nung vẫn khó phát triển ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?