Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Giai đoạn phát triển vật liệu không nung ở Việt Nam

12/01/2015 11:58:18 AM

Vật liệu không nung (VLKN) tại Việt Nam được đánh giá qua 3 giai đoạn phát triển từ trước năm  1975 đến nay. Ban đầu vật liệu không nung chỉ được xem là loại vật liệu tự nhiên, được người dân sử dụng tự phát. Đến nay qua quá trình hình thành và phát triển, loại vật liệu này đã dần được phổ biến rộng rãi và được định hướng có thể thay thế các vật liệu nung kém thân thiện với môi trường.

Giai đoạn trước năm 1975

VLKN ở nước ta chủ yếu là sản phẩm gạch không nung. Việc sản xuất được hưởng ưu đãi khi sử dụng VLKN sản xuất và việc sử dụng gạch không nung mới có tính chất tự phát, tản mạn, thủ công, do nhân dân tại các vùng có nguyên liệu tự sản xuất và sử dụng.

Ở Bắc Giang, nhân dân đóng gạch rất đơn giản gọi là cay để xây. Một số huyện của Hà Nội như Thạch Thất, Chương Mỹ, huyện Tân Uyên, Việt Yên (Bắc Giang) và nhiều địa phương khác đã có truyền thống và kinh nghiệm khai thác đá ong thành các viên gạch block để xây nhà, đình chùa, giếng nước, từ hàng trăm năm nay. Thành cổ Sơn Tây là một di tích văn hóa đã được xây dựng hoàn toàn bằng đá ong. Khu vực Pháp Cổ, Phi Liệt (Hải Phòng), người dân dùng đất đồi trộn với vôi; vùng Lạc Thủy (Hòa Bình) dùng vôi trộn lô mít phong hóa; một số nơi dùng vôi trộn với cát đóng thành gạch… để xây nhà.

Ở một số địa phương, gần các vùng nguyên liệu tự nhiên, nhân dân còn khai thác các loại đá chẻ làm vật liệu lợp nhà, chùa chiền.

Trong thời gian này, một số cơ sở sản xuất mang tính chất công nghiệp đã được đầu tư xây dựng như nhà máy gạch silicat Hà Nội, nhà máy silicat Đông Triều – Quảng Ninh, mỗi nhà máy có công suất 15 triệu viên/năm.


Hiện nay, vật liệu không nung đã được sử dụng phổ biến rộng rãi trong các công trình xây dựng.

Xí nghiệp sản xuất gạch không nung trên cơ sở chất kết dính vôi, xỉ than, thạch cao và cốt liệu mạt đá sản xuất bán cơ giới với công suất thiết kế 3 triệu viên/năm, được xây dựng tại Hoa Lư, Ninh Bình.

Ở miền Nam, dây chuyền gạch block đầu tiên là Vinablock được đầu tư sản xuất từ trước năm 1975. Trong giai đoạn này do việc sản xuất gạch đất sét nung thủ công còn phổ biến và có giá thành rẻ, chất lượng sản phẩm gạch không nung nhìn chung còn thấp (trừ sản xuất gạch silicat nhưng giá thành cao), người dân chưa quen sử dụng nên việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Các cơ sở sản xuất công nghiệp sau đó đều phải ngừng sản xuất.

Giai đoạn năm 1976 – 1985


Các cơ sở sản xuất gạch silicat vẫn duy trì hoạt động, tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm vẫn rất khó khăn, các dây chuyền sản xuất không phát huy được hết công suất thiết kế.

Năm 1977, dây chuyền sản xuất gạch block của Italia được đưa vào vận hành tại Đồng Giao, Ninh Bình trên cơ sở nguyên liệu xi măng – đá mạt cát vàng, tạo hình bằng thiết bị rung ép Mezo của Italia, có công suất 2,5 triệu viên/năm.

Viện Khoa học Công nghệ (Bộ Xây dựng) trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã nghiên cứu sử dụng cát đen, một số loại đất đồi để sản xuất gạch không nung. Trường Đại học Xây dựng Hà Nội nghiên cứu sử dụng xỉ nhiệt điện làm gạch không nung.
Năm 1985, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng đã đầu tư kỹ thuật hoàn chỉnh một quy trình sản xuất bê tông khí cách nhiệt thích ứng cho điều kiện Việt Nam, với 2 dây chuyền công suất 5.000m3/năm.

Dù chưa đạt được mục tiêu phát triển và ứng dụng rộng rãi, nhưng đã giúp cho các cơ quan quản lý xây dựng, người dân, các cơ quan nghiên cứu khoa học thấy được những lợi ích mà loại vật liệu này mang lại đối với xã hội và môi trường.

Giai đoạn từ năm 1986 đến nay

Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, cùng với phát triển đầu tư nước ngoài, nhiều công trình khách sạn cao tầng, nhà hàng, văn phòng đại diện… được xây dựng và do các nhà thầu nước ngoài thi công. Do đã quen với việc sử dụng gạch block, các loại VLKN nên khi trúng thầu, họ đã chỉ định việc sử dụng gạch block trong các công trình, đưa đến việc phát triển hàng loạt các cơ sở sản xuất gạch block để đáp ứng cho những nhu cầu xây dựng này từ đầu những năm 90 đến năm 1998.

Các chủng loại sản phẩm rất đa dạng. Gạch block được sản xuất gồm nhiều chủng loại như gạch block đặc, gạch block rỗng và gạch block dị hình (gạch phi tiêu chuẩn, gạch có rãnh đặt cốt thép, gạch xây các góc cạnh để hoàn thiện khối xây…).
Các cơ sở sản xuất được đầu tư xây dựng với quy mô công nghiệp theo công nghệ và thiết bị của Tây Ban Nha, Italia, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc…

Một số cơ sở đã đầu tư hệ thống máy di động như hệ thống máy sản xuất của xí nghiệp gạch block của Công ty Thương mại và Xây dựng Mỹ Kim. Nhiều cơ sở sản xuất đã đầu tư các hệ thống máy cố định của Mỹ, Tây Ban Nha, Hàn Quốc có mức độ tự động cao như xí nghiệp gạch block của Công ty Cơ giới xây lắp số 13, xí nghiệp gạch block Hà Nội, Công ty Việt Sơn…

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Giới thiệu chung về vật liệu không nung ()

Đà Nẵng triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất vật liệu không nung ()

Vật liệu xây không nung: Chậm phát triển - đầu ra khó ()

Tình hình sử dụng vật liệu xây không nung tại các địa phương ()

Kiểm điểm tình hình thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung ()

Hải Phòng khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung ()

Quảng Ninh: Phát triển sản xuất vật liệu xây không nung vẫn chưa hết khó ()

Điện Biên: Ưu điểm vượt trội nhưng gạch không nung vẫn khó phát triển ()

Hải Dương: VLXKN đang đứng trước cơ hội phát triển ()

Khánh Hòa: Vật liệu xây không nung khó tìm đầu ra ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?