Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Giới thiệu công nghệ chế biến rác thải công nghiệp làm nhiên liệu cho sản xuất xi măng

17/10/2014 1:29:44 PM

Sáng nay 17/10, tại Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam đã có buổi làm việc với Tập đoàn Amita của Nhật Bản về công nghệ chế biến rác thải công nghiệp làm nhiên liệu cho sản xuất xi măng ở Việt Nam. Tham dự có Đại diện Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ Vật Liệu Xây dựng, Vụ Hợp tác Quốc tế, Hiệp Hội xi măng Việt Nam.


Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam trao đổi với đại diện Tập đoàn Amita (Nhật Bản).


Amita được biết tới là Tập đoàn công nghiệp Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các nhà máy sản xuất nhiên liệu từ rác thải công nghiệp. Các nhiên liệu có thể được hình thành dưới dạng rắn, khí và lỏng.  Công nghệ chế biến rác thải công nghiệp (có nhiệt trị) làm nhiên liệu còn khá mới đối với Việt Nam. Công nghệ này có thể giúp thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch được sử dụng trong quá trình sản xuất (than cám và dầu DO), làm giảm lượng khí nhà kính CO2, được coi là tác động xấu tới môi trường.

Tập đoàn Amita bày tỏ mong muốn được đưa công nghệ và giải pháp sử dụng các nguồn nguyên liệu thay thế áp dụng tại các nhà máy xi măng của Việt Nam. Ưu điểm của công nghệ này là xử lý rác thải, chế biến thành các loại nhiên liệu, tái sử dụng thành năng lượng, giúp giảm thiểu chi phí năng lượng đồng thời giảm đáng kể lượng khí thải CO2. Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong sản xuất vì có một phần nguồn nhiên liệu thay thế ổn định và có thể sử dụng lâu dài. Công nghệ có thể áp dụng cho các nhà máy xi măng đang vận hành hoặc được đầu tư mới. Đối với các nhà máy đang sản xuất, áp dụng công nghệ hầu như không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hiện hành.

Các dự án áp dụng công nghệ này sẽ được hưởng các ưu đãi về vốn từ chương trình đã được Chính phủ Nhật bản thỏa thuận ký kết với Chính phủ của 12 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hoặc có thể theo hình thức hợp tác liên doanh giữa hai bên, theo đó khi đầu tư nhà máy chế biến rác thải công nghiệp thành nhiên liệu, sẽ được Chính phủ Nhật Bản cấp vốn không hoàn lại tối đa tới 50% tổng mức vốn đầu tư xây dựng.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam đánh giá cao công nghệ áp dụng, nhưng lưu ý đặc thù Việt Nam với chi phí nhiên liệu vẫn còn rẻ so với thế giới, sự sẵn sàng tham gia của các nhà sản xuất có thể hạn chế, và lưu ý ảnh hưởng của công nghệ với chất lượng sản phẩm và quá trình sản xuất. Tập đoàn Amita và các đơn vị liên quan cần nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng và có báo cáo đề xuất Bộ Xây dựng xem xét.

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Hải Phòng: Khuyến khích sản xuất và ưu tiên sử dụng VLXKN ()

Nippon Paint khánh thành nhà máy sản xuất sơn thứ 3 tại Việt Nam ()

Xi măng Holcim tổ chức Chung kết cuộc thi Chiếc Bay Vàng 2014 ()

Điểm tin trong tuần ()

Viglacera đầu tư phát triển VLXD vào Cuba ()

Hội nghị Công đoàn Xây dựng gỗ, VLXD quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình dương lần thứ IX ()

Chính thức áp thuế chống phá giá thép không gỉ cán nguội nhập khẩu ()

Điểm tin trong tuần ()

Tổng Công ty Thép thỏa thuận hợp tác lâu dài với RHI ()

Tập đoàn Hoa Sen mở rộng thị trường tại Myanmar ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?