Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Bắc Giang: Phát triển gạch không nung gặp nhiều vướng mắc

08/10/2014 4:49:22 PM

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Bộ Xây dựng, Bắc Giang là một trong những địa phương ban hành cơ chế khuyến khích sử dụng gạch không nung sớm trên cả nước. Mặc dù vậy đến nay, tỉnh Bắc Giang vẫn gặp không ít khó khăn khi triển khai chủ trương này.

Hiện nay, rên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện có 11 cơ sở sản xuất gạch không nung được tỉnh chấp thuận đầu tư. Trong đó có 4 cơ sở đã đầu tư và đang hoạt động, gồm ba cơ sở sản xuất gạch xây và một cơ sở sản xuất gạch lát hè.

Ngoài ra, còn có gần 200 cơ sở sản xuất gạch không nung chưa được công bố về tiêu chuẩn. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu này không phải dễ dàng khi các cơ sở sản xuất gạch không nung còn gặp khó khăn về nguồn vốn để đầu tư dây chuyền hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, nền kinh tế khó khăn, đầu tư công bị cắt giảm, thị trường bất động sản trầm lắng… cũng ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ của dòng sản phẩm này.

Thực tế cho thấy, tâm lý và thói quen chi phối rất lớn đến việc lựa chọn vật liệu xây dựng (VLXD) của người dân. Bên cạnh việc cân nhắc số tiền bỏ ra, người dân thường quan tâm đến tính phổ biến của các loại vật liệu. Bởi vậy, để thay đổi nhận thức của người dân về loại vật liệu tiết kiệm chi phí cũng như thân thiện với môi trường như gạch không nung không chỉ là vấn đề ngày một, ngày hai.


Công ty CP Clever chuyên sản xuất gạch xây không nung, công suất thiết kế khoảng 40 triệu viên/năm.

Theo một chủ thầu xây dựng ở TP Bắc Giang thì hiện nay, người tiêu dùng vẫn chuộng gạch nung nên lượng khách hàng sử dụng gạch không nung chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hoặc có thì chỉ sử dụng khi lên tầng hai, tầng ba, lượng mua cũng rất ít. Mặt khác, nhiều thợ cũng không biết rõ kỹ thuật xây dựng gạch không nung như thế nào cho hiệu quả, chất lượng.

Mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang đã công bố 3 đơn vị sản xuất gạch xây không nung (gạch xi măng cốt liệu) đạt tiêu chuẩn kỹ thuật là Công ty CP Clever (Lạng Giang), Công ty TNHH Bình Định (Lạng Giang), Công ty CP  Xi măng Sông Cầu (Việt Yên), đồng thời yêu cầu các đơn vị chỉ được sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp này khi xây dựng các công trình từ nguồn vốn nhà nước.

Ba đơn vị sản xuất gạch xây không nung trên địa bàn tỉnh có tổng công suất thiết kế là 74 triệu viên/năm, đáp ứng đủ nhu cầu thực tế theo quy định hiện nay là đối với các công trình xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước tại TP Bắc Giang phải sử dụng 100% gạch không nung, các huyện còn lại phải phải sử dụng 50% gạch không nung.

Ông Nguyễn Văn Dinh, Giám đốc Công ty CP Clever (trụ sở tại xã Tân Dĩnh, Lạng Giang) cho biết, do được hưởng các chính sách ưu đãi của tỉnh và nỗ lực của doanh nghiệp nên năm nay đơn vị không còn hàng tồn kho, lượng tiêu thụ khoảng 20 triệu viên. Nhưng vừa qua, một số chủ đầu tư, nhà thầu xây lắp sử dụng sản phẩm gạch không đúng tiêu chuẩn không chỉ làm giảm chất lượng công trình, thất thoát vốn nhà nước mà còn tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động và uy tín của doanh nghiệp.

Để khắc phục tình trạng đưa gạch không nung không bảo đảm chất lượng vào công trình xây dựng có sử dụng nguồn vốn của Nhà nước, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang đã có kế hoạch phối hợp với các đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng gạch không nung trước khi đưa vào công trình xây dựng, kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm theo quy định.

Trước mắt để hài hòa lợi ích giữa các cơ sở sản xuất gạch không nung, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản quy định ngoài những doanh nghiệp đã được công bố về chất lượng, gạch không nung của những cơ sở sản xuất khác chưa bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định chỉ được dùng xây dựng các công trình dân sinh cấp thấp, không thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang cũng yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất gạch không nung đã được công bố đạt tiêu chuẩn phải thường xuyên tự kiểm định và đánh giá chất lượng sản phẩm. Đối với các cơ sở sản xuất chưa được công bố phải quan tâm áp dụng công nghệ và cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng, thực hiện tốt các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng, từ đó góp phần mở rộng thị trường, tạo chỗ đứng vững chắc cho gạch không nung.

Quỳnh Trang (TH/ Báo Bắc Giang)

 

Các tin khác:

Thanh Hóa: Nhu cầu sử dụng gạch không nung còn rất hạn chế ()

Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam ()

Tây Ninh: Khó khăn trong chuyển đổi sản xuất gạch không nung ()

Sử dụng gạch xây không nung thay thế gạch nung: Cần những giải pháp đồng bộ ()

Gia Lai: Triển khai sử dụng VLXKN còn nhiều hạn chế ()

Đồng Tháp: Lập đề án phát triển vật liệu xây không nung ()

Nhu cầu vật liệu không nung còn nhiều hạn chế ()

Sử dụng gạch xi măng cốt liệu - Giải pháp hiện tại và tương lai ()

Vật liệu không nung: Xu hướng tất yếu của ngành VLXD ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?