Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Đánh thuế thép không gỉ nhập khẩu vào Việt Nam

08/09/2014 11:28:51 AM

Từ 5/10/2014, tất cả các mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục, Indonesia, Malaysia và Đài Loan sẽ bị áp thuế chống bán phá giá. Đây là quyết định chính thức của Bộ Công thương sau hơn một năm khởi xướng điều tra.

Các sản phẩm thép không gỉ bị áp thuế chống bán phá giá được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất đồ gia dụng như bồn rửa chén, đồ nội thất dạng ống, hệ thống nước nóng, bồn tắm, các bộ phận của xe hơi, vật liệu xây dựng… Mặt hàng này nhập khẩu từ các nước đang được hưởng mức thuế suất từ 0%.

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 7896/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội, có mã HS: 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90 nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và Indonesia.

 


Nhiều mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu vào Việt Nam sẽ bị đánh thuế trong thời gian tới.


Theo Quyết định này, doanh nghiệp của Đài Loan bị đánh thuế cao nhất, mức thuế áp cho Yuan Long Stainless Steel Corp lên tới 37,29% và 13,79% đối với Yieh United Steel Corporation và các nhà sản xuất khác. Đối với Trung Quốc, mức thuế chống bán phá giá 6,87% sẽ áp dụng cho Fujian Southeast Stainless Steel Co., Ltd; mức 4,64% áp cho Lianzhong Stainless Steel Corporation và mức 6,58% áp cho các Công ty khác. Đối với Indonesia, mức thuế 3,07% áp cho PT Jindal Stainless Indonesia và các nhà sản xuất khác. Đối với Malaysia, mức thuế 10,71% dành cho Bahru Stainless Sdn. Bhd và các nhà sản xuất khác của Malaysia. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 30 ngày kể từ ngày ký.

Trước đó, hồi đầu tháng 12/2013, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã công bố kết luận điều tra của mình trong giai đoạn điều tra theo đề nghị của 2 doanh nghiệp trong nước là Posco VST và Inox Hòa Bình về áp dụng biện pháp chống bán phá giá với sản phẩm trên nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và Indonesia.

Kết luận của cơ quan này là có hiện tượng chống bán phá giá, và đề nghị áp dụng mức thuế tạm trong thời gian 120 ngày, với mức thuế thấp nhất từ 6,45% đến cao nhất là 30,73%.

Ngày 13/8/2014, Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá đã họp biểu quyết và nhất trí về các nội dung liên quan đến vụ việc: Có tình trạng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; có trình trạng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể; có mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Như vậy, mức thuế áp dụng cho vụ kiện này còn cao hơn so với mức thuế đề xuất tạm thời.

Đây là tin vui đối với doanh nghiệp trong ngành thép và các ngành khác đang phải vật lộn với hàng nhập khẩu giá rẻ, đồng thời cho thấy cơ quan quản lý đã thay đổi tư duy “nhập khẩu khó hơn xuất khẩu” để bảo hộ sản xuất trong nước.

Ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty Thép Việt (Pomina), cho rằng sự khởi đầu của mặt hàng thép không gỉ sẽ là động lực để những mặt hàng khác tiến hành đề xuất điều tra chống bán phá giá. “Việc áp thuế là động thái cho thấy cơ quan quản lý đã thay đổi tư duy trong việc kiểm soát chặt hàng nhập khẩu, tạo thuận lợi cho sản xuất trong nước. Nếu không áp thuế, hàng nội không thể cạnh tranh công bằng với hàng giá rẻ nhập khẩu” - ông Thái nói.

Hiện Hiệp hội Thép Việt Nam cũng đã gửi kiến nghị lên Bộ Công Thương đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép cuộn có hợp chất boron nhập khẩu từ Trung Quốc, đang được hưởng mức thuế suất 0% và cạnh tranh gay gắt với thép nội.

 
Khánh Linh (TH)

 

Các tin khác:

Điểm tin trong tuần ()

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đến thăm Nhà máy Xi măng Xuân Thành ()

Bộ trưởng Bộ Ngoại thương Cuba tới thăm Tổng Công ty Viglacera ()

Huế: Khởi công giai đoạn 2 dự án nhà cho người thu nhập thấp ()

Điểm tin trong tuần ()

Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild TPHCM 2014 lần 2 ()

Hiệp hội ngành xây dựng Việt Nam sẽ tham gia BuildTech Asia 2014 ()

Quảng Ninh đề nghị dừng dự án nâng công suất các nhà máy xi măng gần vịnh Hạ Long ()

Năm 2020: Tổng công suất ngành xi măng dự kiến là 120-130 triệu tấn/năm ()

Huế: Tập huấn sử dụng năng lượng hiệu quả trong sản xuất ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?