Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Tôn mạ và sơn phủ màu hướng xuất khẩu mới cho ngành thép

22/08/2014 2:45:10 PM

Trong khi nhiều doanh nghiệp sản xuất thép phải đối mặt với tình trạng tiêu thụ khó khăn vẫn có không ít doanh nghiệp đã xác định xu hướng xuất khẩu lâu dài cho mặt hàng tôn mạ và sơn phủ màu.

Đơn hàng xuất khẩu tăng

Vào những ngày đầu tháng 8/2014, tại nhà máy của Công ty Cổ phần Tôn Đông Á, nhiều công nhân đang tất bật chuẩn bị những đơn hàng xuất khẩu. Ông Nguyễn Thanh Trung, tổng giám đốc Công ty này, cho biết 10.000 tấn tôn sơn phủ màu và tôn mạ (thép lá mạ), trị giá xấp xỉ 9 triệu USD, sẽ xuất cho một số đối tác ở Úc và Indonesia trong vài ngày tới.

"Đây chỉ là một trong những đơn hàng chúng tôi đã ký được hợp đồng xuất khẩu sau khi công suất sản xuất được nâng từ 160.000 tấn/năm lên 380.000 tấn/năm kể từ đầu tháng 8". Tổng kết sơ bảy tháng đầu năm 2014, ông Trung nhẩm tính đã xuất khẩu được hơn 35 triệu USD và dự kiến đạt 80 triệu USD cho cả năm.


Dây chuyền sản xuất tôn mạ và sơn phủ màu tại Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen.

Tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group), trong 10 tháng đầu niên độ tài chính của Tập đoàn này xuất khẩu đã tăng hơn 32% so với cùng kỳ, đạt 238 triệu USD.

"Nếu năm 2008 chúng tôi chỉ xuất khẩu được 5,4 triệu USD thì niên độ tài chính năm 2013-2014 dự kiến sẽ cán mốc 290 triệu USD, tăng khoảng 20% so với năm ngoái" - Phó Tổng Giám đốc Vũ Văn Thanh cho hay.

Theo ông Hồ Nghĩa Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thép VN (VSA), trong 155.049 tấn tôn sơn phủ màu và tôn mạ được các doanh nghiệp của VSA sản xuất trong tháng 7-2014 thì có 64.633 tấn được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài, tăng đến 43% so với cùng kỳ năm 2013.

Nếu tính cả 7 tháng đầu năm 2014, tổng khối lượng xuất khẩu của mặt hàng này đạt 448.910 tấn, tăng đến 49,8% so với cùng kỳ năm trước, một mức tăng kỷ lục.

"Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của mặt hàng này tăng rất nhanh trong hai năm gần đây, khoảng 40%/năm, chủ yếu do các doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm thị trường bên ngoài" - ông Dũng nói.

Công nghệ tiên tiến

Theo ông Vũ Văn Thanh nhu cầu mua hàng từ các nước tăng mạnh. "Các doanh nghiệp bản địa cung không đủ cầu, trong khi mức giá xuất khẩu từ các doanh nghiệp VN đang rất tốt nếu so với các nước bản địa, hoặc so với các nước, vùng lãnh thổ đang có thế mạnh xuất khẩu ở cùng chủng loại ngành hàng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan" - ông Thanh nói.

Còn VSA, tại các nước như Thái Lan, Philipines, Indonesia, mặt hàng tôn mạ kẽm và sơn phủ màu được sản xuất khá ít, cung không đủ cầu; trong khi các nước khác như Úc, Mỹ và một số quốc gia ở châu Âu không chú trọng sản xuất mặt hàng này nên chủ yếu nhập khẩu.

Bên cạnh đó, theo ông Trung, thay vì mua từ Trung Quốc, các nhà nhập khẩu cũng muốn mở rộng nguồn cung để không bị lệ thuộc vào một quốc gia như trước đây nên VN càng có cơ hội tiếp cận các thị trường mới.

Tuy nhiên dù thị trường nhìn có vẻ "rộng cửa" cho doanh nghiệp khai thác, nhưng để có chỗ đứng ở các thị trường nói trên, không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.

"Chúng tôi đã phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài nhờ sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu khắt khe nhất theo các tiêu chuẩn quốc tế đang áp dụng, như tiêu chuẩn ASTM của Hoa Kỳ, AS của Úc và JIS của Nhật, chưa kể giá cả phải hợp lý và thời gian giao hàng phải nhanh" - ông Thanh chia sẻ.

Theo ông Thanh, yếu tố "giao hàng nhanh" vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng và rất khó thực hiện ở ngành hàng tôn. Bởi ở ngành hàng này khách mua hàng chốt giá xong muốn nhận được hàng ngay vì giá cả luôn biến động khó lường.

Theo ông Nguyễn Thanh Trung, việc xuất khẩu thép chỉ "sống" được khi các doanh nghiệp len chân vào thị trường cao cấp. Nếu chỉ đầu tư công nghệ lạc hậu, công suất thấp doanh nghiệp không thể có được sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý.

Quỳnh Trang (TH/ OTT)

 

Các tin khác:

Thị trường VLXD vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc ()

Gạch ốp lát nhập khẩu chiếm lĩnh thị trường trong nước ()

Thép Trung Quốc đội lốt thép hợp kim tràn vào Việt Nam ()

Thị trường tiêu thụ thép ngày càng khó ()

Thị trường VLXD: Gia tăng nguy cơ DN nội bị thâu tóm ()

Cạnh tranh với thép NK - bài toán khó của ngành thép nội ()

Trung Quốc: Xuất khẩu thép tăng 37% so với cùng kỳ năm trước ()

Thị trường VLXD tại UAE: Nhiều cơ hội cho DN Việt Nam ()

Thị trường thép xuất khẩu ngày càng bị thu hẹp ()

Thị trường tiêu thụ VLXD có dấu hiệu ấm lên ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?