Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Cải tiến kỹ thuật

Tăng độ bền mộc cho sứ vệ sinh bằng chất phụ gia polyme

22/08/2014 9:43:49 AM

Sáng 21/8, tại Hà Nội, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) đã tổ chức nghiệm thu đề tài Nghiên cứu tổng hợp chất phụ gia polyme nhằm tăng độ bền mộc cho sứ vệ sinh (MS 61-12) do Viện Nghiên cứu và Phát triển Viglacera làm chủ đề tài.

Hiện nay, các đơn vị sứ vệ sinh của Việt Nam chủ yếu sử dụng đất sét Trúc Thôn (Chí Linh - Hải Dương) trong sản xuất. Đây là nguồn nguyên liệu quý vì có độ dẻo, độ trắng và hàm lượng nhôm cao cho nên quá trình sản xuất tạo ra được nhiều sản phẩm chất lượng tốt.

Tuy nhiên, do sản xuất sứ vệ sinh ngày càng phát triển, mở rộng, trong khi đó trữ lượng đất sét trắng ở Trúc Thôn ngày càng cạn kiệt, dẫn đến nguồn nguyên liệu hạn hẹp.

Để khắc phục tình trạng này, một số đơn vị sản xuất sứ vệ sinh buộc phải sử dụng các loại đất sét trắng có chất lượng thấp hơn hoặc nhập khẩu đất sét từ Thái Lan, Trung Quốc.

 


Các loại phụ gia tăng cường độ mộc có nguồn gốc từ Trung Quốc mà các đơn vị đang sử dụng như T600, humate... tuy có giá thành hợp lý nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

Vì vậy, việc nghiên cứu tổng hợp chất phụ gia polyme nhằm tăng cường cơ tính mộc cho sứ vệ sinh là vấn đề bức thiết hiện nay.

Sau khi nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy phụ gia PVA-P là một polyme hữu cơ, có tác dụng làm tăng cường độ mộc ban đầu, do đó làm tăng tỷ lệ thu hồi của các công đoạn gia công tạo hình, khi nung sẽ bị phân hủy nên không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau nung.

Ông Ngô Trung Dũng - Tổng Giám đốc Công ty CP Sứ Viglacera Thanh Trì cho biết: Hiện nay, nhiều đơn vị sản xuất sứ vệ sinh vẫn sử dụng nguyên liệu trong nước, nhưng có Công ty Sứ Bình Dương đã phải nhập nguyên liệu.

Nguồn nguyên liệu đất sét chất lượng cao đã dần cạn kiệt, vì vậy cần phải có những chất phụ gia để tăng tính sử dụng của các loại đất sét có chất lượng thấp. Qua nghiên cứu và những sản phẩm thử nghiệm cho thấy, giá thành sản phẩm giảm, làm lợi về kinh tế ước tính là 1,28 tỷ đồng/ năm cho Công ty Sứ Thanh Trì, chiếm 1,3% giá thành. Đây là con số ấn tượng khi mà lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh của đơn vị này chỉ chiếm 5%/ năm.

Tại buổi làm việc, nhiều chuyên gia đánh giá công nghệ chế tạo phụ gia tăng cường độ bền mộc cho sứ vệ sinh có ưu điểm là đầu tư thấp, máy móc thiết bị có thể chế tạo hoặc mua trong nước. Quan trọng hơn nữa là phụ gia cho phép sử dụng triệt để nguồn nguyên liệu đất sét trong nước.

 

Quỳnh Trang (TH/ Xây dựng)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?