Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường xi măng

Hình thành cơ chế tài chính bảo vệ giá xi măng xuất khẩu

26/09/2014 11:00:25 AM

Hiện nay, các doanh nghiệp xi măng đã tìm được hướng khai thác tốt nhất của lợi thế  của mình đó chính là xuất khẩu. Yếu điểm của các doanh nghiệp xi măng rất dễ bị ép giá xuất khẩu xi măng  vì thiếu khả năng chịu đựng về tài chính. Vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp bây giờ phải tính tới việc hình thành cơ chế tài chính để chống cạnh tranh về giá và sản lượng của các nước nhập khẩu xi măng, clinker Việt Nam.

Qua 8 tháng của năm 2014, tổng sản lượng xi măng và clinker tiêu thụ là 42,53 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tiêu thụ xi măng tại thị trường trong nước đạt khoảng 32,85 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2013, xuất khẩu xi măng, clinker đạt tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Về tỷ lệ, xi măng và clinker xuất khẩu đã tăng, bằng khoảng gần 30% so với sản lượng tiêu thụ trong nước, và chiếm khoảng trên 20% tổng sản lượng toàn ngành 8 tháng qua.

Theo Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), xi măng và clinker xuất khẩu đang có giá tương đối ổn định. Trong tháng 9/2014, giá xi măng và clinker xuất khẩu dao động trong khoảng 54,5 – 55 USD/tấn đối với xi măng và khoảng 38,2 – 39 USD/tấn đối với clinker, tăng khoảng 3-4% so với cùng kỳ năm trước. Tại thị trường trong nước, giá bán xi măng của các nhà máy thuộc Vicem giao động trong khoảng 1,22 triệu đồng/tấn khu vực phía Bắc, 1,38 triệu đồng/tấn khu vực miền Trung và khoảng 1,65 triệu đồng/tấn tại miền Nam. Giá này là tương đối tốt so với kế hoạch lợi nhuận của các nhà máy.


Xuất khẩu là kênh tiêu thụ khá tốt cho các doanh nghiệp xi măng.

Hiện nay, giá xi măng bán lẻ trên thị trường trong nước cao hơn khoảng 100.000 – 200.000 đồng/tấn so với giá bán của nhà máy. Đáng chú ý, do tiêu thụ xi măng hiện đã hoàn toàn vận hành theo cơ chế thị trường, cạnh tranh bình đẳng, nên các doanh nghiệp phía Nam cũng tăng cường mua xi măng từ miền Bắc để đưa vào phía Nam tiêu thụ. Từ đó, góp phần bình ổn giá xi măng tại thị trường này, thậm chí, trong một số thời điểm và tại một số địa bàn, giá xi măng khu vực phía Nam còn giảm xuống thấp hơn cả giá bán tại nhà máy lớn nhất của Vicem ở phía Nam.

Có nhiều nguyên nhân giải thích về sự hồi phục của ngành xi măng trong thời gian gần đây. Đầu tiên là sự hồi phục thị trường bất động sản và xây dựng, với hàng loạt dự án được đẩy nhanh thời gian xây dựng, rao bán sau thời gian đóng băng. Mặt khác, từ cuối năm 2012, hướng xuất khẩu xi măng được mở ra, được đẩy mạnh trong năm 2013 đã có tác dụng khơi thông hoạt động xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam trong năm 2014.

Về giá xi măng, clinker tại thị trường một số nước ASEAN như Indonesia, Malaysia… luôn trong khoảng trên 50 USD/tấn, có thời điểm lên tới trên 75 USD/tấn. Trong khi đó, giá xi măng xuất khẩu của Việt Nam rơi vào khoảng 54,5 – 55 USD/tấn, và khoảng 38,2 – 39 USD/tấn đối với clinker cùng chất lượng. So sánh cho thấy xi măng, clinker xuất khẩu của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về giá khá lớn, trong khi chất lượng thì tương đương. Do đó, các sản phẩm xi măng của Việt Nam không chỉ xuất khẩu sang được các thị trường lân cận như Lào, Campuchia, Thái Lan, mà còn xuất khẩu sang cả Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, giai đoạn đầu năm 2014, sản lượng tồn kho xi măng khoảng gần 2,5 triệu tấn là bình thường, chỉ vào khoảng 15 ngày tiêu thụ, nên không gây áp lực về năng lực sản xuất. Tuy nhiên, lượng vốn lưu động bị chôn trong sản phẩm tồn kho gây áp lực với các doanh nghiệp về vấn đề thanh khoản tiền mặt cho sản xuất. Điều đó tiếp tục cho thấy điểm yếu của các doanh nghiệp xi măng là tiềm lực tài chính. Về lâu dài, điểm yếu này dễ bị các đối thủ cạnh tranh trong xuất khẩu xi măng khai thác, làm giảm lợi thế cạnh tranh của xi măng Việt Nam.

Đến cuối 2014, tổng công suất sản xuất của các nhà máy xi măng trên toàn quốc sẽ lên tới gần 85 triệu tấn/năm. Như vậy, xuất khẩu được xi măng và clinker là giải pháp duy nhất giải bài toán dư thừa công suất của các nhà máy. Tuy nhiên, hiện tại  các doanh nghiệp rất dễ bị ép giá xi măng xuất khẩu vì thiếu khả năng chịu đựng về tài chính, nếu xi măng tồn đọng quá 1 tháng.

Điều này cho thấy, để khai thác lợi thế giá rẻ và giải bài toán thừa công suất sản xuất hiện nay, thì ngay từ bây giờ đã phải tính tới việc hình thành cơ chế tài chính, điều phối để dự phòng, chống "sốc" cạnh tranh về giá, về sản lượng của các quốc gia nhập khẩu xi măng, clinker Việt Nam.

Quỳnh Trang (TH/ TBKD)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner kluber
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

 
00:0000:0000:00
00:00

Hội thảo "Xi măng vượt ngoài carbon - Mở rộng tiềm năng"

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, năm 2025 sẽ có những nhân tố nào ảnh hưởng mạnh đến thị trường xi măng?